Ai ai cũng theo đuổi mục tiêu cân bằng cuộc sống, nhưng ít người biết một sự thật phũ phàng: Cuộc sống luôn thay đổi không ngừng, chẳng có sự cân bằng tuyệt đối, hoàn hảo
Ai cũng theo đuổi sự cân bằng cuộc sống, nhưng đó là một quá trình không ngừng nghỉ và không có kết quả tuyệt đối. Thay vì mơ mộng một giải pháp hoàn hảo nhưng xa vời, hãy chấp nhận và cố gắng cải thiện thực tế mỗi ngày.
- 28-08-2018Kinh nghiệm "đắt giá" từ nhân viên PayPal sẽ giúp cho bất kỳ ai gặt hái được thành công trong công việc, dù là lãnh đạo hay nhân viên bình thường
- 26-08-20184 cách để cải thiện vấn đề sức khỏe mà bất cứ ai cũng nên áp dụng: Làm được thì công việc hiệu quả, cuộc sống thành công
- 13-08-2018Tỷ phú giàu nhất hành tinh không thích ý tưởng “cân bằng cuộc sống - công việc”
Ngày nay, có lẽ hầu hết mọi người đều tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, người giàu nhất thế giới Jeff Bezos lại không thích thú với khái niệm này. Thậm chí, người đàn ông giàu nhất thế giới còn gọi khái niệm "cân bằng cuộc sống-công việc" là thứ "tạo ra nhược điểm" trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Tư với CEO của Axel Springer - Mathias Dopfner.
Vị tỷ phú chia sẻ với Thrive Global rằng sự hài hòa trong công việc và cuộc sống mới là một khuôn mẫu tốt. "Tôi thích từ "hài hòa" hơn là từ "cân bằng" bởi vì, đối với tôi, từ cân bằng thường hàm ý cho một sự đánh đổi mang tính cứng nhắc".
Cụm từ "Cân bằng công việc" lần đầu trở nên phổ biến vào khoảng những năm 1980, thời điểm tôi bắt đầu các cuộc khảo sát về các lĩnh vực làm việc trong xã hội. Tuy nhiên, khái niệm này dường như không dành cho phụ nữ, những người vừa phải đi làm và chăm sóc gia đình. Ngày nay, khái niệm "Cân bằng công việc" chủ yếu xoay quanh cách chúng ta sắp xếp thời gian của mình và dường như đã trở thành tinh thần của thời đại mới.
Nhằm khuyến khích nhân viên của mình dành thời gian cho bản thân vào mỗi cuối tuần thay vì đắm chìm trong guồng quay của công việc, ngân hàng đầu tư JP Morgan Chase gần đây đã phát động chiến dịch "Đặt bút xuống và tận hưởng". Trả lời phỏng vấn với thời báo Wall Street, giám đốc ngân hàng toàn cầu này, Carlos Hernandez, cho rằng chiến dịch này "phù hợp với những giá trị mà giới trẻ ngày nay hướng tới".
Khi mà các câu chuyện về áp lực cuộc sống ngày càng phổ biến, dường như sự cố gắng của các công ty trong quan tâm đến đời sống nhân viên đã xoa dịu phần nào những lo âu của người lao động. Sự qua đời của Moritz Erhardt, một thực tập sinh tại ngân hàng America Merrill Lynch, đã gióng lên hồi chuông trong toàn bộ lĩnh vực ngân hàng về vấn nạn "nghiện làm việc" và mối nguy tiềm ẩn của nó.
Dù nguyên nhân tử vong của thực tập sinh này có thể không bắt nguồn từ sự kiệt quệ về mặt thể chất nhưng những ca làm kéo dài trong 72 tiếng khiến cho người ta đặt ra những dấu hỏi về khối lượng công việc khổng lồ của ngành ngân hàng.
Vậy cân bằng cuộc sống thực sự là gì?
Trước hết, hãy quên sự cân bằng đi
Có bao giờ bạn nghĩ rằng, những phát minh hiện đại, ngay từ giây phút được sáng chế ra đã là một sự sai lầm không? Người ta cho rằng "cân bằng cuộc sống" đồng nghĩa với việc con người ta có khả năng chia công việc của mình thành các phần theo tỉ lệ mà mỗi cá nhân muốn. Nhưng thực tế, việc này chưa bao giờ dễ dàng.
Vì sao? Vì thế giới luôn vận động. Thực tế vẫn tồn tại những người, một cách thần kì nào đó, chẳng bao giờ bị vướng bận bởi những thứ ngoài dự kiến, nhưng với phần lớn chúng ta, dòng chảy công việc và đời sống dường như luôn có sự xung đột.
Câu trả lời không nằm ở sự cân bằng mà nằm ở cách chúng ta kiểm soát. Có những khi công việc và đời sống may mắn đi theo cách mà chúng ta mong muốn: tách rời khi chúng ta mong muốn sự tách bạch, tường minh; đan xen khi chúng ta khao khát âm thanh của sự bận rộn. Nhưng đời không như mơ, hầu hết những gì chúng ta đặt tâm huyết lại trở nên vụn vỡ, bỏ mặc chúng ta với hiện thực tàn khốc, với những mảnh vụn cuối cùng của sự nỗ lực sụp đổ dưới chân.
Thứ hai, hiểu rõ về mức độ kiểm soát cuộc sống
Thang đo mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống dưới đây cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện hơn. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Laurie Cohen, một giáo sư về tổ chức và công việc làm việc tại đại học Nottingham của Anh và đồng tác giả Jo Duberley, Gill Musson, thang đo được phân chia từ mức độ kiểm soát cao nhất đến thấp nhất sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn rõ ràng hơn nữa.
Tách bạch:
Đây là những gì chúng ta thường biết đến về cân bằng cuộc sống. Đây là mức độ kiểm soát mà tại đó ta tách bạch giữa công việc và cuộc sống, là lý giải cho việc chúng ta đến công ty thay vì làm việc tại nhà, ăn mặc trang trọng nơi công sở và nói chuyện về chế độ làm việc. Rất nhiều người hướng tới mức kiểm soát này và thậm chí đã có người đạt được.
Hòa hợp:
Đôi khi chúng ta cố gắng tạo ra sự hài hòa giữa công việc và đời sống. Ranh giới giữa công việc và nghỉ ngơi lúc này mang tính linh hoạt như việc chúng ta làm việc ở nhà hay trong kỳ nghỉ lễ. Đôi khi việc hợp nhất này sẽ mang lại một số khó khăn, nhưng vì chúng ta vẫn có thể tận hưởng nên sự kiểm soát cuộc sống vẫn được duy trì.
Chuyển đổi:
Khi đạt đến mức kiểm soát này, chúng ta có xu hướng chuyển thời gian và sức lực cho thứ mà mình thích hơn: từ công việc sang đời sống hay ngược lại. Điều này cũng giống như việc làm việc tại nhà hay nghỉ ngơi tại công ty.
Mất kiểm soát:
Đây là điểm mà chúng ta bắt đầu mất sự kiểm soát. Công việc và đời sống trở nên lẫn lộn: những lo lắng về deadline trong bữa ăn tối hay những dự cảm về con mình trong những buổi họp – tại điểm này, những tác động của sự mất kiểm soát chưa rõ ràng.
Xung đột:
Đây là điểm xảy ra sự rối loạn và hậu quả của mất kiểm soát trở nên rõ ràng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hai mặt công việc, đời sống có thể đến từ trạng thái thể chất hay tinh thần, ví dụ như việc một người thân yêu phải nhập viện.
Lấn át:
Cứ tưởng tượng khi người bạn yêu thương bị chẩn đoán mắc một căn bệnh hiểm nghèo, khi đó, cảm xúc gắn liền với khía cạnh đời sống sẽ hoàn toàn chi phối bạn, kéo bạn ra xa khỏi công việc. Nỗ lực kiểm soát khi đó sẽ biến mất và những gì còn lại sẽ chỉ là một mớ hỗn độn.
Cuối cùng, nhớ rằng cân bằng cuộc sống là một quá trình không ngừng nghỉ
Mỗi người trong chúng ta đều sẽ thấy những yếu tố trên quen thuộc hơn rất nhiều so với cách cụm từ "Cân bằng cuộc sống" được định nghĩa. Trong khi đó, vô vàn quyển sách, các khóa học kỹ năng làm chúng ta nghĩ rằng việc tách bạch giữa công việc và cuộc sống cũng chẳng khác gì mấy so với việc cắt một chiếc bánh, nhưng thực tế không mấy người có thể thực hiện được.
Vì sao vậy? Vì chúng ta không thể đơn giản coi việc dành bốn tiếng làm việc và bốn tiếng nghỉ ngơi trong vườn nhà mình là cân bằng cuộc sống được. Không đời nào cuộc sống của ta lại cân bằng một cách dễ dàng và quá hoàn hảo như vậy.
"Sống" và "Làm việc" đều là những khái niệm mang tính tương đối, chúng thay đổi không ngừng và con người luôn nỗ lực thay đổi hay tái định nghĩa chúng cho phù hợp với nhu cầu và giới hạn của bản thân.
Cân bằng cuộc sống là cả một quá trình. Và quan điểm rằng quá trình này sẽ mang lại sự cân bằng tuyệt đối là hoàn toàn sai lầm. Tuyệt đối là khái niệm không thể đạt tới vì vạn vật không ngừng vận động, đổi thay. Thế giới vốn là như vậy và chúng ta, vì thế, thay vì mơ mộng đến một giải pháp hoàn hảo thì nên chấp nhận thực tế và cố gắng thay đổi sao?