AirAsia nỗ lực tái “cất cánh” ở Việt Nam
Hiện tại, "con đường" để AirAsia quay lại Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng có thể Chính phủ sẽ ngần ngại vì không muốn tăng thêm khó khăn cho Vietnam Airlines.
- 11-04-2017Ba lần gia nhập thị trường Việt Nam bất thành, lần thứ 4 của AirAsia sẽ gặp khó từ tín hiệu Vietstar?
- 04-04-2017Vì sao AirAsia có thể bán vé máy bay 5.000 đồng cho 2,5 nghìn km?
- 04-04-2017Cũng vấp phải cạnh tranh như Vietnam Airlines, đây là cách chính phủ 'cứu nguy' Malaysia Airlines nhưng vẫn giúp AirAsia phát triển
Việt Nam bảo vệ thị trường hàng không khá chặt chẽ, chủ yếu là do hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và hãng hàng không chi phí thấp Vietjet Air chi phối, nhưng tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn. Vì vậy AirAsia lại cố gắng thêm một lần nữa, đây là lần thứ 4 kể từ năm 2005.
Chiến lược mới nhất của AirAsia là hợp tác với tập đoàn Thiên Minh (TMG), một công ty lữ hành thành lập năm 1994 bởi Trần Trọng Kiên, hiện đang là CEO. Ngoài Buffalo Tours - công ty thành viên điều hành tour nội địa và quản lý điểm đến nổi tiếng, TMG cũng điều hành các khách sạn và một trang web đặt phòng du lịch. Ngoài ra, tập đoàn này bắt đầu đưa ra các chuyến bay bằng thủy phi cơ từ 4 năm về trước.
CEO AirAsia Tony Fernandes (trái) CEO TMG Trần Trọng Kiên (phải)
CEO AirAsia Tony Fernandes gặp CEO TMG Trần Trọng Kiên vào cuối năm 2015. Quyết tâm không lặp lại những thất bại trước đó của AirAsia, 2 bên đã nghiên cứu kỹ các lựa chọn chiến lược cũng như cách kết hợp văn hóa doanh nghiệp của nhau, ông Kiên nói. Hai công ty dự định cùng nhau thành lập hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam với chuyến bay đầu tiên vào mùa xuân năm 2018.
Sử dụng các loại máy bay chở khách tầm trung như Airbus A320 và A321, liên doanh sẽ nhắm mục tiêu vào các tuyến bay trong nước và quốc tế mà Vietnam Airlines hoặc Vietjet Air đang bỏ qua. Ông Kiên cho biết vẫn còn những thị trường ngách với nhu cầu mạnh mẽ, chẳng hạn như các chuyến bay trực tiếp giữa Tokyo và Nha Trang.
Vietnam Airlines và Vietjet đang thống trị ngành hàng không trong nước
Tăng trưởng của ngành hàng không chính là nhờ vào du lịch. Số lượng khách du lịch quốc tế đặc biệt tăng mạnh trong vài năm qua, do các chuyến bay giá rẻ từ các hãng hàng không như Vietjet. Năm 2016, lần đầu tiên số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam vượt quá con số 10 triệu. Chính phủ hy vọng con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.
Khách Trung Quốc đang dẫn đầu cơn bùng nổ du lịch này khi đổ xô đến những khu nghỉ mát ven biển như Đà Nẵng và Nha Trang. Dự kiến, lưu lượng du khách năm nay cũng sẽ gia tăng vì Việt Nam đang tổ chức các cuộc họp của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC tại nhiều thành phố.
Các khu vực có casino gần đó như TPHCM và đảo Phú Quốc cũng dự kiến sẽ tăng lượng khách du lịch vì cho phép người Việt vào chơi tại các casino.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2011, Vietjet Air tăng trưởng nhanh chóng thị phần ngang với Vietnam Airlines nhờ giá vé thấp. Việc 2 hãng cạnh tranh giúp giảm giá vé và nâng cao chất lượng dịch vụ trong ngành. Nếu nỗ lực mới nhất của AirAsia thành công, cuộc đua sẽ càng nóng hơn nữa, và người được lợi chính là các khách hàng.
Hiện tại, "con đường" để AirAsia quay lại Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng có thể Chính phủ sẽ ngần ngại vì không muốn tăng thêm khó khăn cho Vietnam Airlines.