Albert Einstein từng cảm thán "Thật kỳ lạ khi được cả thế giới biết đến nhưng vẫn rất cô đơn": Suy cho cùng, người càng thông minh thì càng bất hạnh!
Dù một người thông minh đến đâu, họ vẫn là con người chứ không phải máy móc.
- 22-02-2020Mỗi năm thêm tuổi, tôi lại học thêm được những điều sâu sắc: Suy ngẫm về những trải nghiệm, đó chính là cách cuộc sống dạy bạn
- 21-02-2020Cách xử vợ ngoại tình siêu cao tay của tỷ phú Hong Kong: Một tuyên bố duy nhất khiến vợ hoảng hốt quay đầu và chuyện tình yêu kỳ lạ đến khi nhắm mắt xuôi tay
- 21-02-2020Nguyên tắc "vàng" giúp bạn được nhiều mất ít, sống trọn vẹn từng ngày không hối tiếc: Ăn no đến 80%, làm việc hơn 40% và tiết kiệm 10% thời gian
Albert Einstein từng nói: "Thật kỳ lạ khi được cả thế giới biết đến nhưng vẫn rất cô đơn."
Siêu thông minh sẽ là một trở ngại lớn trong suốt cuộc đời của bạn. Thoạt nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng tin tôi đi, đó là một bài học lớn nhất tôi học từ kinh nghiệm của người khác. Một người bạn của tôi đã từng đăng một bức ảnh lên Instagram với caption khá buồn. Trong ảnh, anh ngồi trên vỉa hè trông như vừa mới uống hết rượu của một nhà máy sản xuất nào đó. Thật kỳ lạ, điều khiến tôi chú ý không phải là bài đăng đó, mà là một bình luận của một người theo dõi rằng, "Không phải bạn rất thông minh sao? Tại sao bạn không thể nghĩ ra một cách để hạnh phúc đi."
Nếu tôi hoàn toàn không thiên vị, thì câu hỏi đó cũng có phần nào hợp lý, nhưng phần lớn trong tôi nghĩ thật ngu ngốc khi thốt ra câu nói đó với một người. Dù một người thông minh đến đâu, họ vẫn là con người chứ không phải máy móc.
Có một sự thật hiển nhiên là: Không ai là hoàn hảo cả. Chúng ta có sở trường riêng, không phải cái gì cũng giỏi. Đứa trẻ giỏi thể thao nhất ở trường cấp ba của bạn vào thời điểm đó có lẽ không phải là người thông minh nhất, và tôi cá ngược lại cũng vậy. Tôi tin rằng, cuộc sống là quy luật bù trừ, và tất cả chúng ta đều cần lẫn nhau vì những thứ khác nhau.
Chúng tôi biết những gì chúng tôi không biết
Bạn đã bao giờ nghe nói về Hiệu ứng Dunning-Kruger chưa? Nếu bạn chưa nghe đến thuật ngữ này trước đây, thì bạn chắc chắn đã trải nghiệm nguyên tắc này. Nó là một quy tắc tâm lý rằng: Người bất tài nhất là những người tự tin nhất, trong khi những người thông minh thì lại hay nghi ngờ khả năng của chính mình.
Nói một cách đơn giản, những người đó quá ngu ngốc để biết họ ngốc nghếch như thế nào. Người thông minh đủ thông minh để biết những gì họ không biết. Nhà triết học người Anh, Bertrand Russell, người đầu tiên đưa ra ý tưởng, có lẽ đã tóm tắt nó một cách đúng nhất: "Rắc rối của thế giới là người ngu ngốc đầy tự tin, còn người thông minh đầy nghi ngờ." Về cơ bản, tất cả chúng ta không hiểu rõ giới hạn năng lực của bản thân bằng cách này hay cách khác.
Chúng tôi thường phải chịu đựng sự cô đơn và trầm cảm
Nhà nghiên cứu của Viện Brookings, Carol Graham đã giải thích với Washington Post: "Những người thông minh hơn và có khả năng sử dụng nó thì ít có khả năng dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp xã hội bởi họ tập trung vào một số mục tiêu dài hạn khác." Bất cứ khi nào nhận ra mình không có cùng nỗi lo lắng với các bạn đồng trang lứa, tôi có xu hướng ở một mình. Hoặc tệ hơn, tôi tự giam mình trong trạng thái chán nản của chính mình. Tôi luôn luôn phân tích các vấn đề mà tôi không thể giải quyết trong đầu, và dẫn đến trầm cảm.
Mọi người trông đợi quá nhiều ở chúng tôi
Có một bộ óc thiên tài thật tuyệt vời. Nhưng có quá nhiều người sẽ kỳ vọng những thứ chúng tôi sẽ làm được với bộ não của mình. Áp lực có thể quá tải, và như tôi đã lưu ý trước đó, chúng tôi không phải là máy móc.
Chúng tôi rất dễ cảm thấy chán nản
Phải ưu tiên tất cả những ý tưởng liên tục nảy ra là một vấn đề lớn đối với tôi. Khoảnh khắc một dự án, một mối quan hệ hoặc một người ngừng kích thích não bộ của tôi, thì xong rồi đó. Tôi sẵn sàng tìm thử thách khác. Đây là lý do chính mà tôi hiếm giải quyết xong các vấn đề và các mối quan hệ mà tôi đang phải chịu đựng.
Chúng tôi nghĩ quá cao siêu trong khi những thứ đó là điều cơ bản
Thành thật mà nói, tôi đã như vậy đó. Hoàn thiện những thứ cơ bản là một nhiệm vụ khó khăn. Tại sao phải lãng phí thời gian vào những điều cơ bản khi tôi học mọi thứ nhanh như tôi làm? Nhiều lúc, tôi tránh những thứ cơ bản vì để che giấu sự ngu dốt của mình.
Nghĩ nhiều
Theo như tôi biết, mọi thứ không như vẻ bề ngoài của nó. Tôi cố gắng đọc suy nghĩ của mọi người và ẩn ý của mọi người. Nói thật là việc đó khiến tôi kiệt sức, nhưng tôi không thể nào dứt việc đó được.
Chúng tôi đang bị hiểu lầm
Thật khó để tìm những người hiểu tôi cũng chỉ là một con người bình thường và những gánh nặng mà tôi có. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy như thần giao cách cảm với những người giống tôi theo cách nào đó.
Chúng tôi cảm thấy việc cho đi và thể hiện tình yêu là một điều thật khó khăn
Người bạn đời của tôi chịu đựng điều này nhiều nhất. Tôi có thể xa cách và đôi khi vô cảm trước những vấn đề tế nhị. Trong các mối quan hệ nói chung, tôi có xu hướng bỏ qua các vấn đề nhỏ nhặt cho đến khi chúng trở nên quá lớn không thể bỏ qua. Bởi vì trong tâm trí của tôi lúc nào cũng có nhiều thứ, tôi thấy thật khó để thực sự đồng cảm với mọi người hoặc cảm thấy được đồng cảm.
Chúng tôi cố gắng tránh những cảm giác không thỏa mãn bằng cách lang thang trong trí tưởng tượng của mình phần lớn thời gian. Quan điểm của chúng tôi hoàn toàn khác với quan điểm của người khác. Mọi người nghĩ chúng tôi thật khó hiểu, và điều đó bởi vì chúng tôi là một nhóm khác. Họ đơn giản là không cùng loại với chúng tôi.
Tất cả chúng ta đều có những sai sót lớn của riêng mình. Điều quan trọng nhất là bạn biết lỗi lầm của mình là gì và tiếp tục giải quyết chúng.
Nhịp Sống Kinh Tế/MD