MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Amazon hóa Phố Chính - Kẻ thù của người lao động

15-07-2017 - 08:11 AM | Tài chính quốc tế

Ông Hartnett gọi đó là hiện tượng "Amazon hóa Phố Chính": sử dụng công nghệ để làm cho giá hàng hóa và dịch vụ trở nên rẻ hơn sẽ kìm hãm tốc độ tăng lương và việc làm của người lao động.

*Phố Chính (Main Street) là từ đối lập với phố Wall, được dùng để chỉ tầng lớp bình dân trong xã hội Mỹ.

Theo một chuyên gia phân tích tại Bank of America Merrill Lynch, những công ty như Amazon sẽ làm tiền lương của bạn không tăng lên được.

Chiến lược gia Michael Hartnett cho biết: "Robot, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và những bước đột phá của công nghệ đều là sát thủ của tiền lương. Các doanh nghiệp đang càng ngày càng tập trung vào cắt giảm chi phí thay vì chấp nhận rủi ro và thị trường lao động thì ngày càng bị cắt giảm cho thấy khả năng duy trì tiền lương và thu nhập đang chịu đe dọa cực lớn từ công nghệ".

Ông Hartnett gọi đó là hiện tượng "Amazon hóa Phố Chính": sử dụng công nghệ để làm cho giá hàng hóa và dịch vụ trở nên rẻ hơn. Amazon đã làm gián đoạn hoàn toàn không gian bán lẻ và có lẽ sẽ thay đổi hoàn toàn ngành kinh doanh tạp hóa bằng thương vụ mua lại Whole Foods.

Hiện tượng này đang làm cho lạm phát giảm, đồng thời kiềm chế tốc độ tăng trưởng của tiền lương. Tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết thu nhập trung bình mỗi giờ của người lao động chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 5 giảm 0,1%.

Với tỷ lệ lạm phát thấp, nước Mỹ đang dần bước vào vết xe đổ của Nhật Bản, ông Hartnett nhận định. Quốc gia mặt trời mọc đã phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng kinh tế ì ạch trong nhiều thập kỷ qua. Tại Mỹ, lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm nằm trong khoảng 2%, tỷ giá yên Nhật và USD nằm trong khoảng 100-120 yên và chỉ số biến động CBOE (VIX) nằm trong khoảng 10-25 trong suốt 4 năm qua.

"Sự bất lực của lợi tức trái phiếu, đồng USD và độ biến động cho thấy độ bất lực của chu kỳ kinh tế để tạo ra tốc độ tăng trưởng và lạm phát mạnh mẽ", ông Hartnett nhận định.

"Hệ lụy sâu sắc của bứt phá công nghệ có thể yêu cầu những thay đổi sâu sắc của chính sách như: biến robot trở thành những thực thể sống có thể bị đánh thuế, chính phủ áp dụng lương cơ bản, tăng thuế lợi nhuận đối với Thung lũng Silicon,...".

Anh Sa

CNBC

Trở lên trên