MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp

31-10-2020 - 10:26 AM | Sống

Mực nướng, mực khô, râu mực... người thích ăn hải sản phải rất ghiền món này nhưng nhiều người chưa bao giờ tưởng tượng được việc để con mực trong tủ lạnh cả tuần lại có thể gây ra thảm họa lớn như vậy.

Trong kỳ nghỉ thu, cậu bé 11 tuổi Tiêu Phàm ở Đông Quan (Trung Quốc) đã về quê ở Hồ Nam với bố mẹ. Trước khi đi, mẹ của Tiêu Phàm mua một con mực tươi trong siêu thị. Vì trời lúc đó cũng đã muộn nên mẹ cậu cất con mực vào tủ lạnh, để đến sau khi từ quê trở về nhà rồi mới đem ra chiên.

Vì thế, con mực được bảo quản trong tủ lạnh trong một tuần, sau khi trở về Đông Quan, gia đình Tiểu Hạo lấy mực ra nướng. Tiêu Phàm vốn thích ăn mực từ khi còn nhỏ nên một mình đã "chén" hết cả một đĩa mực nướng lớn. Tuy nhiên, không bao lâu sau khi ăn xong, Tiêu Phàm đau bụng dữ dội, lăn lộn dưới sàn khiến cả nhà vô cùng lo lắng. Chị Tiêu Phàm vội gọi bố mẹ về và cùng nhau đưa cậu bé đến bệnh viện địa phương.

Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp - Ảnh 1.

Tiêu Phàm mắc hội chứng urê huyết tán huyết, có thể phải lọc máu suốt đời.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán Tiêu Phàm bị viêm ruột cấp tính do thức ăn không sạch. Dù vậy, sau 2 ngày nhập viện, tình trạng của Tiêu Phàm không những không cải thiện mà còn ngày càng nặng hơn. Bác sĩ khuyên bố mẹ Tiêu Phàm nên chuyển đến bệnh viện tuyến trên.

Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Cam Túc, bác sĩ xét nghiệm lại thì phát hiện Tiêu Phàm bị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây suy thận cấp. Do tình trạng nguy kịch, Tiêu Phàm được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, ngoài việc lọc máu liên tục trong 24 giờ, cậu bé còn phải truyền 600ml huyết tương mỗi ngày.

Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp - Ảnh 2.

Bác sĩ nói với bố mẹ Tiêu Phàm rằng cậu bé được chẩn đoán mắc hội chứng urê huyết tán huyết, tình trạng bệnh tương đối nghiêm trọng, có 50% khả năng bị suy thận mãn tính và phải lọc máu suốt đời.

Hội chứng urê huyết tán huyết (HUS) là một tình trạng có thể xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương và viêm có thể hình thành cục máu đông. Các cục máu đông làm tắc nghẽn hệ thống lọc trong thận và dẫn đến suy thận, có thể đe dọa tính mạng.

Chỉ một món mực nướng thôi sao lại gây suy thận?

Bác sĩ tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Cam Túc điều trị cho Tiêu Phàm cho biết con mực có thể là thủ phạm. Cha mẹ cậu bé không thể hiểu được: Tại sao vừa ăn một món mực nướng thôi lại có thể bị suy thận?

Chính xác mà nói, không phải con mực gây bệnh mà do con mực để trong tủ lạnh quá lâu và bị nhiễm vi khuẩn Shigella.

Bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính của hầu hết các "cuộc tấn công" từ hội chứng urê huyết tán huyết là do nhiễm vi khuẩn Shigella. Sau khi ăn thức ăn có chứa vi khuẩn Shigella, máu sẽ hấp thụ chất độc, phá hủy niêm mạc ruột và hồng cầu, gây viêm, loét, chảy máu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiểu ra máu… nặng hơn có thể gây hư hỏng thận hoàn toàn.

Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp - Ảnh 3.

Vi khuẩn Shigella dưới ống kính hiển vi.

Shigella hay còn gọi là Shigella là một loại bệnh đường ruột, có khả năng lây nhiễm cao và nguy hại nặng. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người bệnh và người mang mầm bệnh, lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng. Con người thường dễ bị nhiễm Shigella. Chỉ cần 10-200 Shigella bị nhiễm trên thực phẩm, con người sẽ bị bệnh sau khi ăn vào. Sức sống của Shigella cũng tương đối ngoan cố, có thể sống được 3 tháng trong băng và 1 tháng trong đất ẩm.

Sau khi bị nhiễm Shigella, các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày, trường hợp nặng còn có thể bị sốc nhiễm trùng và bệnh não nhiễm độc vô cùng nguy hại.

Nhiễm độc Shigella thường xuyên xảy ra, các chuyên gia dạy bạn cách phòng tránh

Theo thống kê, số ca nhiễm Shigella trên toàn thế giới ước tính khoảng 163 triệu người mỗi năm, và khoảng 60% số ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi.

Trước trường hợp của Tiêu Phàm, ngày 26/8/2020, một vụ nhiễm trùng Shigella tập thể đã xảy ra ở huyện Thọ, An Huy (Trung Quốc). 493 người bị sốt và nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy, và nguồn lây nhiễm là nước máy. Sự việc này khiến mọi người hoang mang lo lắng về Shigella, làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng Shigella trở thành ưu tiên hàng đầu.

Ăn mực để trong tủ lạnh 1 tuần, cậu bé 11 tuổi có thể phải chạy thận cả đời do suy thận cấp - Ảnh 4.

Các chuyên gia nhắc nhở rằng giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt là biện pháp đầu tiên để ngăn ngừa Shigella.

- Rửa tay trước bữa ăn.

- Không để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu, và nên nấu chín kỹ để tránh thức ăn sống.

- Các hoạt động ngoài trời thì nên tránh xuống nước và ăn thức ăn hoang dã để giảm nguy cơ nhiễm Shigella.

Lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh quá lâu có thể dễ dàng phát triển các vi khuẩn độc hại như Shigella, Staphylococcus aureus, Vibrio parahaemolyticus...

Tủ lạnh được chia thành ngăn mát và ngăn đá, thời gian bảo quản thực phẩm đúng cần là:

- Ngăn lạnh: Trứng ≤ 30 ngày, sữa chua < 14 ngày, củ, dưa và cà tím < 7 ngày, rau lá xanh < 3 ngày, bữa ăn chín < 1 ngày, thịt < 1 ngày.

- Ngăn đông: Thịt cá < 3 tháng, tôm cua sò ốc < 2 tháng.

Nếu không may bị nhiễm vi khuẩn Shigella, bạn phải tích cực hợp tác điều trị, không được xem nhẹ vì các triệu chứng không rõ ràng.

Do Shigella dễ kháng với kháng sinh nên sau khi được chẩn đoán nhiễm Shigella, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, cần kịp thời sử dụng sulfonamid, ampicillin, chloramphenicol và các kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh để mang lại hiệu quả.

Nguồn tham khảo và ảnh: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Cam Túc, Kknews, QQ.


Theo Chang

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên