Ăn rau trước và ăn cơm trước, cách nào giúp hạ đường huyết, sống khỏe hơn? Chuyên gia người Nhật chỉ ra bí quyết giảm cân rất dễ làm
Nhắc đến thứ tự ăn cơm, món đầu tiên bạn ăn gì?
- 21-09-2024Thói quen sử dụng 1 loại quả giúp người Nhật sống thọ nhất hành tinh, còn hạ đường huyết: Chợ Việt không thiếu
- 15-09-2024Thói quen ăn cơm giúp người Nhật hạ đường huyết, sống thọ nhất hành tinh: Thế giới nên áp dụng
- 14-09-20241 loại quả được ví là "nữ hoàng vitamin C", hạ đường huyết, huyết áp hiệu quả: Thế giới phải ghen tỵ vì Việt Nam có rất nhiều
- 14-09-2024Loại nước vỉa hè được yêu thích không kém trà đá, là "vua hạ đường huyết tự nhiên", chống ung thư nhưng có 3 lưu ý khi dùng
Có người cho rằng thứ tự ăn các món không quan trọng mà quan trọng chỉ cần ăn no là được. Nhưng thực tế không như vậy, việc ăn đúng thứ tự không chỉ tốt cho dạ dày mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe.
1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Ăn cơm tưởng như như rất đơn giản, nhưng nếu biết cách ăn đúng thứ tự thì kết quả của nó rất đáng ngờ.
Nhiều người cho rằng, ăn cơm chỉ cần đưa hết thức ăn vào trong dạ dày. Sau đó, chúng được tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Việc ăn theo thứ tự khoa học thì không giúp ích gì.
Như vậy không đúng. Ngoài việc biết và tránh những thực phẩm ảnh hưởng đến đường máu thì việc ăn đúng thứ tự cũng giúp ích cho việc này. Thứ tự ăn khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến đường máu. Đối với người cần kiểm soát lượng đường trong máu cần phải đặc biệt quan tâm.
Khái niệm "thứ tự ăn các món" bắt nguồn từ "Kaiseki" văn hóa Nhật Bản.
Năm 2010, học giả Nhật Bản Seako Imai đã thử một thí nghiệm chéo để so sánh ảnh hưởng của thứ tự của việc ăn rau và ăn cơm với 15 người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Người tham gia thí nghiệm hằng ngày ăn một loại một đồ ăn giống nhau (cơm trắng và salad, tổng lượng calo là 320kcal) chỉ khác là thứ tự ăn các món không giống nhau.
Sau 2 tháng, kết quả biểu thị, so với người ăn cơm trước, lượng đường trong máu của người người ăn rau trước giảm 21%.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu người Anh đã sử dụng hệ thống theo dõi đường huyết liên tục để so sánh tác động của thứ tự bữa ăn đối với 20 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1. Ngày đầu tiên, họ ăn thực phẩm có protein và chất béo trước, sau đó mới ăn rau. Ngày thứ 2, họ trộn lẫn tất cả thức ăn với nhau (theo tiêu chuẩn của một bữa ăn).
Kết quả phát hiện lượng đường trong máu sau ngày thứ 2 của họ thấp hơn tiêu chuẩn.
2. Thứ tự ăn có hiệu quả trong việc giảm cân
Việc ăn rau trước rồi đến các thực phẩm khác, ngoài có thể kiểm soát lượng đường trong máu mà còn có giúp giảm cân. Nguyên nhân là do 2 nguyên nhân sau đây.
Các loại rau đều khó nhai, cần phải nhai chậm và kỹ. Do đó, ăn rau trước tiên có thể giúp chúng ta cảm thấy no lâu. Từ ấy giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, tránh và hạn chế ăn quá nhiều. Ngoài ra chất xơ có trong rau củ có thể làm giảm sự hấp thụ của chất béo trong cơ thể, hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân.
Đường huyết ổn định sau khi ăn thì chất béo khó tích tụ trong cơ thể. Nếu lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn insulin để điều tiết. Việc tiết ra insulin quá mức, nó ức chế quá trình phân hủy chất béo, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì.
Học giả người Nhật Imai Saeko đã đưa ra một "bí quyết" giảm cân nhờ vào việc thay đổi thứ tự món trong bữa ăn: "Trong bữa ăn, dành 5 phút đầu để ăn rau, sau đó ăn món có chất đạm và cuối cùng dành 5 phút ăn món có đường. Cụ thể lưu ý như sau:
Mỗi bữa nên ăn từ 1- 2 bát rau nhỏ. Nên lựa chọn những loại rau màu thẫm ví dụ như là bông cải xanh, rau dền,...
Về chất đạm ăn khoảng một nắm tay. Ưu tiên ăn các thực phẩm từ đậu nành, cá, tôm, thịt gia cầm và hạn chế ăn thịt đỏ. Nếu ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.
Có thể thấy rằng, thay đổi thứ tự các món trong bữa ăn là một việc làm rất đơn giản, dễ làm, hiệu quả. Hơn nữa là một phương pháp rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Vậy nên bạn thử áp dụng xem kết quả sẽ thay đổi như thế nào nhé!
Toutiao
Lưu Ly
Đời sống pháp luật