Ao ước làm giàu đẩy GenZ, GenY vào trạng thái rối loạn tâm lý trầm trọng
GenZ và GenY đang ám ảnh làm giàu tới mức mất nhận thức về tình hình tài chính của bản thân.
- 19-01-2024Mark Cuban thừa nhận giàu là nhờ 'ăn may', khuyên mọi người tránh xa các khoá học làm giàu vì một lý do
- 06-01-2024Từ chuyện cô gái lương gần 20 triệu nhưng không biết cách xài tiền: Công thức đầu tư nào để nhanh chóng làm giàu?
- 22-11-2023Ôm mộng làm giàu, chàng trai chia tay vợ sắp cưới, đến khi cho mình là đại gia thì phải đi khám tâm thần
Ngày 17/1 vừa qua, Intuit Credit Karma - Công ty cung cấp các dịch vụ tín dụng ở Mỹ, đã công bố kết quả cuộc nghiên cứu Gen Z and millennials are obsessed with the idea of being rich, and it could be leading to money dysmorphia (Tạm dịch: Thế hệ GenZ và Millennials bị ám ảnh bởi việc phải trở nên giàu có - Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền bạc).
Rối loạn tiền bạc (Money Dysmorphia) = Bi quan hóa tình hình tài chính của bản thân
Intuit Credit Karma cho biết 45% GenZ và Millennials tin rằng trở nên giàu có là mục đích sống ý nghĩa duy nhất, và điều tệ hơn cả chính là họ cảm thấy bế tắc với chính mục đích sống do bản thân họ lựa chọn.
48% GenZ tham gia khảo sát của Intuit Credit Karma cho biết họ cảm thấy tụt hậu và thua kém bạn bè đồng trang lứa, hoặc những người xung quanh khi nói tới chuyện tiền bạc. 59% thế hệ Millennials cũng có "lời tự thú" tương tự.
Nỗi ám ảnh về việc phải trở nên giàu có khiến thế hệ GenZ và Millennials gặp căng thẳng, áp lực khiến năng suất làm việc sụt giảm, làm cho mức thu nhập đi xuống, thậm chí có người còn rơi vào cảnh thất nghiệp.
Intuit Credit Karma gọi đây là "chứng rối loạn tiền bạc". Cuộc khảo sát này cũng cho thấy nhiều người có cái nhìn không đúng đắn về tình trạng tài chính cá nhân của họ.
Gần 40% số người tham gia khảo sát thừa nhận họ không có cách nào để "xoa dịu" cảm giác thất bại, thua kém vì "chưa có nhiều tiền", nhưng trên thực tế, người "nghèo nhất" trong nhóm này đang có 10.000 USD (khoảng 244 triệu đồng) tiền tiết kiệm; 23% có trên 30.000 USD (khoảng 733 triệu đồng) tiết kiệm.
Intuit Credit Karma khẳng định tất cả những người đang mắc chứng rối loạn tiền bạc đều có số tiền tiết kiệm cao gấp 2-6 lần mức tiết kiệm trung bình của người Mỹ, là 5000 USD.
Nhìn nhận thực trạng này, nhà trị liệu tâm lý Lindsay Bryan-Podvin cho biết: "Trong tâm lý học, thuật ngữ "dysmorphia" (dị dạng, rối loạn) thường được dùng để chỉ những bệnh nhân luôn tự ti về hình thể của họ một cách phi lý. Rối loạn tài chính không hẳn là một thuật ngữ lâm sàng, có thể hiểu là sự bất hòa trong nhận thức của một người so với thực tế những gì đang diễn ra trong cuộc đời họ" .
Làm sao để thoát khỏi chứng rối loạn tiền bạc?
Courtney Alev - Một trong những người điều hành thực hiện cuộc nghiên cứu về chứng rối loạn tiền bạc của Intuit Credit Karma đã viết thế này trong phần kết luận: "Rất nhiều người mắc chứng rối loạn tiền bạc đang so sánh tình hình tài chính của bản thân họ với những người nổi tiếng, thường xuyên chia sẻ cuộc sống xa hoa trên mạng xã hội. Đây chính là yếu tố khiến họ nảy sinh cảm giác thua cuộc, thiếu thốn dù thực tế không đến mức tệ như vậy" .
Sau đó, Courtney Alev khẳng định cách duy nhất để thoát khỏi chứng rối loạn tiền bạc là ngừng so sánh tình hình tài chính của bản thân với người khác, tiến hành quản lý chi tiêu cũng như thiết lập các mục tiêu tài chính dựa vào con số thực tế đang hiện diện trong tài khoản thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm.
Scott Lieberman - Người sáng lập công ty tư vấn tài chính Touchdown Money cũng có cùng quan điểm với Courtney Alev.
Ông khẳng định: "Phương tiện truyền thông xã hội và văn hóa người nổi tiếng có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn tiền bạc. Nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống xa hoa, sang chảnh mà bạn thấy trên MXH, dù là của người nổi tiếng hay người bình thường, cũng chỉ là một phần của sự thật vì không ai lại muốn lên mạng để nói về số nợ mình đang phải gánh cả" .
Theo Fortune
Phụ nữ mới