Apple liệu có thể khiến metaverse trở nên tuyệt vời?
Tại sao Tim Cook lại thúc đẩy metaverse trong khi gần như tất cả những đối thủ khác đang cố bắt kịp chuyến tàu AI?
- 20-05-2023Apple từng "trúng quả" ở Trung Quốc, Việt Nam được gọi tên là “cơ hội vàng” tiếp theo
- 18-05-2023Dự án bí mật kéo dài 10 năm, tốn hàng tỷ USD của Apple nhằm thoát cảnh phụ thuộc vào Samsung
- 16-05-2023ByteDance đã lầm khi nghĩ Lemon8 có thể thay thế TikTok: Ứng dụng chị em bị chê 'nhạt', không bằng BeReal, đã rớt top 100 trên Apple Store
Người hâm mộ yêu thích Apple vì những thành tựu thương hiệu này tạo ra. Tuy nhiên, vị thế đang lung lay khi hãng sắp làm điều mà chưa một công ty công nghệ nào làm được: khiến metaverse trở nên tuyệt vời.
Chỉ trong vài tuần tới, Apple có lẽ sẽ có mặt tại trụ sở chính ở Cupertino, tham gia Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu (WWDC) hàng năm và ra mắt kính thực tế hỗn hợp sau quãng thời gian dài nghiên cứu. Chiếc kính này, có thể được đặt tên là Reality One, trông giống hệt bộ kính trượt tuyết nhưng tượng trưng cho bước đi quan trọng đầu tiên của Apple khi hướng tới một thế giới hậu iPhone.
Thế nhưng, vào thời điểm mà gần như tất cả những đối thủ khác đang tạm dừng các kế hoạch liên quan đến metaverse để bắt kịp chuyến tàu cường điệu về AI, một câu hỏi đang được đặt ra, rằng tại sao giám đốc điều hành Tim Cook lại thúc đẩy thứ công nghệ này?
Trong suốt lịch sử phát triển, Apple được mệnh danh là gã khổng lồ Thung lũng Silicon, chuyên bán và sản xuất những chiếc iPhone tiêu chuẩn. Năm ngoái, doanh số bán điện thoại đạt 205,5 tỷ USD - con số ấn tượng đến kinh ngạc.
Thành công ở mảng smartphone không đồng nghĩa với thành công ở metaverse bởi thế giới ảo không ‘dễ nhằn’. Chính Meta của Mark Zuckerberg mới đây cũng phải tạm gác lại kế hoạch dang dở để tập trung vào AI - thứ được cho là tương lai của Internet. Vào tháng 3, giá của chiếc kính cao cấp nhất Meta đã phải giảm giá để thu hút người tiêu dùng.
Theo BI, kể từ khi ChatGPT của OpenAI được phát hành, mọi con mắt đã đổ dồn vào AI tổng quát. Các công ty đua nhau phát triển, để làm sao có thể tận dụng thứ công nghệ này một cách tốt nhất.
Gene Munster, đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management kiêm nhà đầu tư lâu năm của Apple, nói rằng bản thân cảm thấy rất thất vọng vì Apple không tập trung vào AI. Siri dường như là một ‘di tích’ không thể so sánh với các chatbot như ChatGPT.
Đối với Tim Cook, hậu quả của việc bỏ lỡ điều lớn lao tiếp theo có thể sẽ rất tồi tệ. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Apple không có lựa chọn nào khác ngoài việc thử và làm cho metaverse trở nên thú vị.
Được biết, kính thực tế hỗn hợp của Apple sẽ được ra mắt ở chế độ thử nghiệm. Hãng dự đoán việc triển khai sẽ chậm hơn so với Apple Watch hoặc iPhone sau 7 năm nghiên cứu ròng rã, đồng thời cho biết đây là một trong những sản phẩm tiêu dùng phức tạp mà chưa công ty nào từng bày bán.
Kính Apple kết hợp giữa thực tế tăng cường và thực tế ảo. Người dùng khi đeo chúng vừa có thể trải nghiệm thế giới ảo, lại vừa có thể nhìn quanh thế giới thực nhờ camera tích hợp.
Được biết, các kỹ sư và giám đốc điều hành đã dành nhiều tháng để chuẩn bị bài thuyết trình cho phiên bản demo. Một số đang thắc mắc về rủi ro trì hoãn kế hoạch, song hiện phía Apple chưa đưa ra bất kỳ lời khẳng định nào. Nhà Táo khuyết có thể sẽ thay đổi thời gian trình làng chính thức nếu cần thiết.
Việc giới thiệu bản demo của kính thực tế ảo trái ngược hoàn toàn với phong cách trước đây của Apple, tức chỉ bày bán khi sản phẩm đó thực sự hoàn chỉnh. Với mức giá dự kiến 3.000 USD nằm ngoài khả năng của nhiều người tiêu dùng, công ty đã lường trước được một số vấn đề về sản xuất. Pin sạc được thiết kế nhỏ gọn vừa lòng bàn tay nhưng tách biệt hẳn với kính, tức đi ngược lại triết lý tối giản và kiểu dáng đẹp điển hình của Apple. Theo các giám đốc điều hành, Apple không muốn chờ đợi lâu hơn vì như vậy mất quá nhiều thời gian tạo ra phiên bản lý tưởng.
Theo: BI
Nhịp sống thị trường