Ba anh em sinh ba 'đặc biệt' ở Trung Quốc: Cùng đậu trường top, thành công rồi lấy vợ chung một ngày
Mười năm trước, ba anh em được nhận vào cùng một trường đại học trọng điểm. Mười năm sau, ba anh em kết hôn cùng một ngày.
- 07-05-2023Chuyện nghề làm cờ vây cổ truyền ở Trung Quốc: Nghệ nhân tận tâm thổi hồn vào hàng nghìn hạt cờ mỗi ngày, thành phẩm nhỏ bé nhưng tinh xảo như ngọc quý
- 06-05-20233 ngày lang thang ở Thâm Quyến - thành phố bận rộn hàng đầu Trung Quốc, tôi ước giá như tuổi 20 biết sớm 17 điều này: Đỡ mất chục năm đường vòng!
Năm 1990, ba cậu bé sinh ba họ Triệu đã ra đời ở một vùng nông thôn nghèo thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).
Không có ưu thế về xuất phát điển, ba anh em chỉ có thể cố gắng ăn học, nuôi chí lớn để sau này thay đổi số phận.
Ba cậu bé này không chỉ là ca sinh ba hiếm hoi, mà quá trình trưởng thành cũng có rất nhiều chuyện “trùng hợp”. Sinh ra cùng một bào thai, lớn lên cũng đồng hành cùng nhau trên nhiều chặng đường.
Sinh ba "bất đắc dĩ"
Ba anh em họ Triệu từ nhỏ đến lớn luôn là “con nhà người ta” trong mắt hàng xóm. Nhưng mấy ai biết được, cơ duyên họ xuất hiện trên đời lại là một sự “bất đắc dĩ” của bố mẹ.
Ông bà Triệu chỉ là nông dân bình thường, vốn đã có hai cô con gái trước khi sinh cậu con trai chào đời.
Trong những năm 1980, hầu hết các vùng nông thôn Trung Quốc có tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng ông bà Triệu không quan tâm đến những điều này. Hai đứa con gái đều hiểu chuyện hiếu thuận, sinh trai hay gái đều giống nhau.
Chưa kể, lúc đó chính phủ Trung Quốc đang thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, hai vợ chồng hưởng ứng lời kêu gọi và đi phẫu thuật “kiểm soát sinh sản”.
Thế mà 5 năm trôi qua, bà Triệu bất ngờ mang thai, hơn nữa còn là sinh ba. Kết quả từ bác sĩ khiến hai vợ chồng bàng hoàng vì rõ ràng trước đó đã làm phẫu thuật. Sau một hồi đấu tranh tâm lý, hai vợ chồng vẫn quyết định sinh con.
Ngày 18/5/1990, ba cậu con trai thuận lợi ra đời và được ông nội đặt cho ba cái tên thật kêu: Triệu Lăng Tiêu, Triệu Lăng Hán, Triệu Lăng Vân.
May mắn thay, ba anh em từ nhỏ đã thể hiện tài năng học tập hơn người, đều xếp hạng đầu trong trường, giáo viên và hàng xóm láng giềng đều khen ngợi không ngớt.
Nhưng học giỏi là một chuyện, đủ khả năng để tiếp tục cắp sách đến trường lại là một chuyện khác. Năm đứa con cùng đang đi học, áp lực kinh tế đè nặng lên vai đôi vợ chồng nông dân nghèo.
Hiểu được nỗi khổ của bố mẹ, chị cả quyết định nghỉ học đi làm kiếm tiền. Cô nói: "Con học không tốt, nhưng các em lại rất giỏi. Thôi thì để các em tiếp tục phấn đấu, sau này chắc chắn có thể bay cao bay xa, hơn nữa bố mẹ cũng bớt gánh nặng”.
Ông bà Triệu chỉ biết ngồi khóc. Nói đi nói lại cũng là bị cái nghèo ngăn đường cản lối. Không còn cách nào khác, họ đành nói lời xin lỗi con.
“Là ba đứa nhỏ tự phấn đấu, chúng tôi không có công gì cả”
Có con gái lớn kiếm tiền đỡ đần, áp lực sẽ giảm đi rất nhiều.
Ba anh em biết được tấm lòng của bố mẹ và chị gái, họ hứa với lòng sẽ cho cả nhà cuộc sống tốt hơn bằng con đường học tập.
Trời không phụ lòng người. Ngày công bố điểm thi đại học năm 2009, một tin tốt đã lan truyền khắp ngôi làng nhỏ.
Ba anh em nhà họ Triệu chẳng những thi được điểm cao, mà ba con số đều liên tiếp nhau. Triệu Lăng Tiêu 618 điểm, Triệu Lăng Hán 616 điểm và em út Triệu Lăng Vân 617 điểm.
Ba đứa con được điểm số cao, điều này làm cho họ trở thành nhân vật phong vân địa phương. Trong lúc nhất thời, hàng xóm trong xã nhao nhao lên Triệu gia chúc mừng, còn hỏi cha mẹ Triệu gia giáo dục con cái như thế nào, một người ưu tú hơn một người.
Trước sự chúc mừng nhiệt liệt của hàng xóm, ông bà Triệu cười đến không khép miệng lại được: “Là ba đứa nhỏ tự phấn đấu, chúng tôi không có công gì cả”.
Không muốn xa nhà, ba anh em đã chọn trường đại học trọng điểm địa phương: Đại học Dầu khí Trung Quốc - một trong những trường top ở Trung Quốc, cùng một trường nhưng khác chuyên ngành.
Trong nháy mắt bốn năm đại học đã trôi qua, ba anh em chính thức bước chân vào xã hội để thực hiện ước mơ.
Triệu Lăng Tiêu may mắn được nhận vào mỏ dầu Đại Khánh, trở thành một công nhân dầu khí. Sau một thời gian làm việc, anh cảm thấy quá xa nhà. Sau đó anh chuyển đến Thiên Tân, cuối cùng sống và làm việc chi nhánh Petroleum ở Thiên Tân.
Triệu Lăng Hán chọn làm ở một công ty xây dựng gần nhà. Nhưng trời không như ý muốn. Công ty điều anh đến Tây An, trở thành “đứa con sống xa nhà nhất”.
Còn về Triệu Lăng Vân, nhờ vào năng lực học tập xuất sắc nên đã được trường đại học giữ lại để tiếp tục theo đuổi nghề giáo dục.
Ba anh em theo đuổi một cuộc sống khác nhau, nhưng họ lại có chung một nguyện vọng: Nỗ lực làm việc để cho gia đình cuộc sống tốt hơn.
Kết hôn cùng một ngày
Sau khi chị cả bỏ học, không bao lâu sau đã lập gia đình. Hiện tại có con, gia đình ba người sống một cuộc sống bình thường và ổn định. Ba anh em có ngày hôm nay, ngoài công ơn của bố mẹ, không thể không kể đến sự hy sinh của chị cả, điểm này họ chưa bao giờ quên.
Chỉ cần có thời gian, em út Triệu Lăng Vân sẽ đến nhà chị cả dạy cháu học tập, hai người anh cũng thỉnh thoảng gửi ảnh chụp cùng đặc sản về quê.
Cuộc sống hiện tại của nhà họ Triệu đã khác xưa. Ông bà Triệu đã có thể nghỉ ngơi dưỡng lão, cũng không cần lo lắng về chuyện tiền bạc như trước.
Thật trùng hợp! Sau khi ba anh em đã kiếm được công việc ổn định, họ cũng lần lượt có người yêu hợp ý.
Bàn bạc kỹ lưỡng, ba người quyết định sẽ tổ chức đám cưới cùng một ngày. 18/9/2019 là ngày cưới của 3 cặp đôi.
Mười năm trước, ba anh em được nhận vào cùng một trường đại học trọng điểm. Mười năm sau, ba anh em kết hôn cùng một ngày. Chỉ nhiêu đây thôi cũng đủ khiến người ngoài nhìn vào đều khen ông bà Triệu quả có phúc.
Ngày tổ chức hôn lễ, ba cặp đôi cùng xuất hiện trên khán đài, MC và phù dâu bên cạnh cười nói: "Ba anh em giống nhau như đúc, nếu cô dâu không phải là ba người khác nhau thì thật sự không thể phân biệt nổi".
Ông bà Triệu gia nhìn các con trai và con dâu trên khán đài, hốc mắt ướt đẫm. Đối với bậc làm cha mẹ, nhìn thấy con cái khỏe mạnh trưởng thành, lấy vợ và sinh con đẻ cái, cuộc sống của họ cũng xem như viên mãn.
Nguồn: Zhihu
Thể thao & văn hóa