MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ba bài học cuộc sống quý giá: "Lúc ốm đau mong cầu sức khỏe, lúc ly biệt biết trân trọng thời gian, lúc sa cơ hiểu được lòng người"

06-09-2019 - 14:19 PM | Sống

Khi con người ta vẫn còn trên đời, tưởng rằng còn nhiều thời gian, nhiều cơ hội. Thực ra cuộc đời là phép trừ, gặp nhau một lần, ít đi một lần.

Đời người có 8 cái khổ: sinh, lão, bệnh, tử, yêu nhưng phải chia ly, oán hận lâu dài, cầu mà không được, bị mê hoặc bởi bề ngoài.

Trong cuộc sống, có những điều nghe qua cảm thấy rất bình thường, nhưng chỉ đến khi chính mình tự trải nghiệm qua mới có thể hiểu rõ được những nỗi khổ trong đó.

Ba bài học cuộc sống quý giá: Lúc ốm đau mong cầu sức khỏe, lúc ly biệt biết trân trọng thời gian, lúc sa cơ hiểu được lòng người - Ảnh 1.

1. Lúc ốm đau, mong cầu sức khỏe

Ai ai cũng có ước mơ giàu sang, đó là điều hết sức bình thường. Nhưng mãi đến khi nằm trên giường bệnh, chúng ta mới sâu sắc nhận ra được, dùng sức khỏe để đánh đổi tiền tài, thực sự không đáng.

Vào thời cổ đại, một người đàn ông tài năng đã lên đường tìm đến nhà người thông thái nổi tiếng trong vùng. Nhà thông thái này sống trên một vùng núi cao.

Người đàn ông tài năng đã mất rất nhiều công sức mới có thể lên được đỉnh núi, nhưng trong nhà lúc này lại không có ai, vì vậy anh ta đã trở về nhà.

Trên đường về nhà, người đàn ông tài năng gặp một ông lão đang mang giỏ thuốc trên lưng. Ông ấy mặc quần áo giản dị, nhẹ nhàng đi từng bước lên núi, miệng còn ngâm nga hát bài hát nào đó.

"Ông ơi, có chuyện gì khiến ông vui thế?" Người đàn ông tài năng hỏi.

"Tôi có một đôi mắt sáng và một đôi chân khỏe mạnh, chẳng lẽ nhiêu đó còn chưa đủ khiến tôi thấy vui vẻ hay sao?"

Ông lão nói xong liền mỉm cười đi tiếp. Còn người đàn ông tài năng lại nghĩ trong lòng rằng, cuộc sống như vậy thật nhàm chán.

Sau khi xuống nói, nghe mọi người thảo luận, anh ta mới biết được, hóa ra ông lão khi nãy là nhà thông thái mà anh ta muốn tìm. Nhưng giờ anh ta lại cảm thấy, ông lão ấy không đáng để anh ta hỏi.

Sau vài ngày, người đàn ông tài năng bị cảm lạnh, bệnh nặng.

Trong cơn bệnh, anh ta cảm thấy choáng váng, cơ thể mệt mỏi, thậm chí hơi thở cũng rất nặng nhọc. Anh ta chỉ có thể nằm trên giường, khung cảnh ngoài cửa sổ rất đẹp, nhưng anh ta lại không có tâm trạng thưởng thức.

Bệnh lâu ngày, khiến tâm trạng anh ta cũng thay đổi, dù có ăn đồ ăn ngon cũng cảm thấy thật nhạt nhẽo. Lúc đó, anh ta mới hiểu rõ được hết ý nghĩa lời nói của ông lão.

Khỏe mạnh không nhất định là có được tất cả mọi thứ, nhưng mất đi sức khỏe chắc chân sẽ mất hết mọi thứ.

Bị bệnh nặng rồi, cơm không thể ăn, đi đứng không có sức, công việc và việc học bị trì hoãn, tinh thần cũng sa sút theo.

Những ngày bình thường có thể sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy nhàm chán. Nhưng chẳng may khi xét nghiệm ra bị một căn bệnh nào đó, nó sẽ khiến bạn trở nên hoài niệm quá khứ nhàm chán trước đây. Dù là những điều nhỏ nhặt, tầm thường như được ăn một tô mì gói cũng không được, khiến người ta khao khát có sức khỏe đến dường nào.

Ba bài học cuộc sống quý giá: Lúc ốm đau mong cầu sức khỏe, lúc ly biệt biết trân trọng thời gian, lúc sa cơ hiểu được lòng người - Ảnh 2.

2. Lúc sa cơ, hiểu được lòng người.

Khi cuộc sống bình thường, không trở ngại, các mối quan hệ của bạn đều hòa hợp, vui vẻ.

Nhưng chỉ có khi sa cơ thất thế mới thấy rõ, có rất ít người nguyện ý giơ tay ra giúp đỡ.

Những người có tướng mạo hung dữ, hoặc những người sống nội tâm ít nói, chưa chắc đã là người không tốt. Cái chúng ta cần nhìn nhận, là cách làm người của họ.

Dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, người ta giúp là vì cái tình nghĩa, người ta không giúp, cũng là nhân tính bình thường trong cuộc sống.

Dù đã quen lâu đi nữa, cũng rất khó nhìn thấu lòng người.

Thế nên khi bạn gặp khó khăn, bạn sa cơ thất thế, thì bạn mới có thể nhìn rõ được:

Hóa ra người mà trước đây bạn xem trọng, đối xử nhiệt tình, lại không bằng người mà bạn cho là khó chịu và ít nói chuyện.

Có hai người bạn đang đi trong rừng, đột nhiên họ nhìn thấy một con gấu to đi ngang qua.

Một người liền chạy đi và trèo lên cây.

Người còn lại không chạy kịp, thấy con gấu càng ngày càng đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả chết.

Con gấu lại gần, ngửi mặt anh ta, nhưng nó tưởng anh ta chết rồi nên bỏ đi.

Thấy gấu đã đi xa, người bạn kia trèo từ trên cây xuống hỏi: "Con gấu nói thầm cái gì vào tai bạn đấy?"

Người bạn kia đáp: "Gấu nói không nên tin tưởng người đã bỏ lại bạn một mình lúc nguy cấp."

Bạn thấy đó, lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai!

Khi gặp khó khăn, ta mới biết được ai là người bạn thực sự của mình, từ đó có cách ứng xử thông minh nhất.

3. Lúc ly biệt mới biết trân trọng thời gian

Khi chúc tết, sinh nhật, người ta thường chúc sống lâu trăm tuổi.

Khi kết hôn, người ta thường chúc trăm năm hạnh phúc.

Đó là những lời chúc tốt đẹp với mong muốn được sống bên nhau dài lâu.

Nhưng trên thực tế, đời người vô thường và ngắn ngủi lắm.

Ngày hôm qua, tôi còn thấy người bạn cùng phòng lúc trước đăng Facebook vui vẻ khoe ảnh đi du lịch ở Cầu Vàng Đà Nẵng thì hôm nay, đã thấy cô ấy đổi ảnh đại diện sang màu đen. Cô ấy rất hối hận vì cãi nhau với ba nên lâu rồi không về thăm ông, giờ muốn về thì đã muộn. Ba cô ấy bị tai nạn giao thông qua đời rồi.

Thời gian trôi đi vội vã, chúng ta cứ nghĩ rằng sau câu nói "Tạm biệt", sẽ còn nhiều cơ hội để gặp nhau. Dù sao thì xã hội thời nay phát triển, máy bay, tàu điện cái gì cũng có, muốn hẹn nhau cũng rất đơn giản.

Nhưng khi thời khắc ly biệt thực sự đến gần, chúng ta mới hiểu được thế nào là trân trọng.

Khi đó, ta có hối hận cũng đã muộn, bởi quãng đời còn lại, ta sẽ không thể nào gặp lại người đó được nữa.

Chúng ta cần phải đi ngang với thời gian, chứ không phải để thời gian đi ngang qua.

Hãy trân trọng những năm tháng được bên cạnh người thân yêu, hãy làm những việc bạn cho là quan trọng trong cuộc đời. Bớt bỏ lỡ, để bớt hối tiếc.


Theo Thiên Tuyết

Trí thức trẻ

Trở lên trên