Bà mẹ ở Bình Thuận đồng hành cùng con từ 'số 0' đến Huy chương Vàng quốc tế môn Toán
Nhận thấy với vốn Toán học 'ít ỏi' không phải là thế mạnh thì không đồng hành cùng con lâu dài được, chị Ngọc lên kế hoạch thuyết phục chồng cùng tham gia 'rèn' con.
- 16-10-20226 người con có 5 người vào Harvard, 1 người đỗ đạt Yale, bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm dạy con đặc biệt: Chú ý đến giai đoạn tiểu học
- 06-10-2022Bà mẹ giáo viên có 2 con giành học bổng tại Úc: Tổ ấm là điểm tựa để con bay cao, bay xa
- 02-10-2022Bà mẹ 2 con quyết đập thông 3 phòng để có thêm không gian vui đùa cho bé
- 29-09-2022Bà mẹ Hà Nội chia sẻ loạt bí kíp cực hay giúp con chăm chỉ học tiếng Anh
Tầm thời gian này năm trước, thấy các bạn cùng lứa bé Minh Trí (sinh năm 2014) - con trai mình tham gia các cuộc thi Toán quốc tế, chị Kim Ngọc (Bình Thuận) vừa ngưỡng mộ vừa có mong muốn cho con được thử sức. Chị đăng ký thử cho con thi Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế HKIMO (Hongkong International Mathematical Olympiad), nhưng khi Trí được đăng ký ở vòng loại chỉ còn vài ngày nữa sẽ bắt đầu thi nên con không ôn nhiều, dù được vào vòng chung kết quốc gia nhưng với số điểm cực thấp.
Bé Minh Trí, sinh năm 2014 nhận Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế HKIMO.
"Thú thật mình cũng thấy hơi buồn vì kết quả nhưng nhìn lại, thứ nhất con không ôn luyện gì. Thứ hai xác định cho con thi để thử sức mình chứ không đặt nặng mục tiêu thành tích nên cũng không áp lực lắm. Lúc này ba của bé cũng sợ rằng Toán quá khó với con, con khó theo kịp các bạn. Nhưng khi hỏi con có muốn tham gia không thì con cũng khá thích. Vậy nên mình bắt đầu lên kế hoạch đồng hành cùng con chinh phục kì thi lần nữa" , chị Ngọc nói.
Không giỏi về Toán, nhưng khi học cùng con, chị Ngọc biết con đang thiếu cái gì và bắt đầu bổ sung kiến thức từ từ cho con. Năm ngoái 2 mẹ con vừa học vừa chơi để thuộc được toàn bộ bảng cửu chương, cho con tiếp xúc dần các dạng Toán tư duy từ dễ đến khó, cứ thế đi đều dần. Đợi đến cuối năm ngoái, chị bắt đầu lại đăng kí cho con thi kì thi lần trước đã thử sức, vòng loại Minh Trí đủ điểm để vào vòng chung kết quốc gia.
Nhận thấy với vốn Toán học "ít ỏi" không phải là thế mạnh thì không đồng hành cùng con lâu dài được, chị Ngọc lên kế hoạch thuyết phục chồng cùng tham gia "rèn" con. Cuối cùng chồng chị Ngọc cũng đồng ý cùng con học Toán mỗi ngày 1,5 tiếng từ 10h30 đến 12h. Lúc này, chị Ngọc thường trao đổi kinh nghiệm với những phụ huynh khác để biết nên cho con học gì, mua sách gì rồi về giao lại cho chồng dạy con.
Vượt qua được vòng chung kết quốc gia, Minh Trí bỗng thay đổi ý định, không muốn thi chung kết quốc tế vì con không đủ tự tin. Vợ chồng chị Ngọc động viên nhưng không ép buộc con, phân tích thấu đáo cho con tự quyết định. Cuối cùng cậu bé cũng chọn tham gia thi quốc tế.
"Đó là khoảng thời gian mình thật sự thấy được nỗ lực không mệt mỏi của con, thời gian này con chỉ tập trung cho Toán. Vì con đã được rèn luyện khả năng tự học tiếng Anh rồi nên qua kiểu toán này cũng nhẹ nhàng hơn một chút. Lúc này con chủ yếu tự học có sự giúp đỡ của ba để phân tích làm các bài khó. Đến lúc thi thì con vào thi, ba mẹ hồi hộp hơn con, run hơn con vì lần đầu tiên con được cọ xát với kì thi có các bạn nước ngoài, được training thi từ người nước ngoài, con tham gia mà không cần sự hỗ trợ nào của ba mẹ.
Trải qua được vòng chung kết quốc gia với tấm huy chương vàng, mình vui vì thành tích một phần nhưng hạnh phúc nhất là với sự cố gắng, 2 cha con đã làm được. Trong quá trình học cũng không hiếm những lúc giận nhau, đôi lúc con mê đọc truyện tiếng Anh quá không tập trung nhưng tất cả rồi cũng kết thúc tốt đẹp" , chị Ngọc chia sẻ.
Bà mẹ hai con cho rằng, có thể đối với nhiều người đây chỉ là 1 giải bình thường, không có gì tự hào nhưng đối với mình đó là một động lực, một niềm tự hào mà con mang đến cho gia đình trong suốt 2,5 năm đồng hành cùng con. Ngoài chiếc huy chương mang về, gia đình chị đã nhận được rất nhiều "lợi ích vô hình" khác nữa.
5 điều được của con sau 2,5 năm chuẩn bị cho cuộc thi
1. Con tư duy, lập luận nhanh nhẹn rất sắc bén. Lúc trước Minh Trí chỉ là 1 học sinh học Toán bình thường ở trường. Sau thời gian rèn luyện, Toán không còn làm khó con nữa, bài nào con cũng có thể nhanh chóng phân tích và đưa ra đáp án nhanh chóng.
2. Sự đồng hành của ba. Điều này mới thật sự làm chị Ngọc vui nhất vì trước giờ toàn mẹ đồng hành cùng con và luôn đơn độc trong quá trình này. Hiện tại thì 2 ba con luôn trao đổi với nhau các bài Toán khó, phân tích cái này cái kia. Trí trước giờ "bám" mẹ lắm nhưng từ khi được ba đồng hành thì hay nói chuyện với ba về kinh tế, chính trị, làm giàu, phân tích tài chính, kinh doanh phần mềm, giống 2 người đàn ông chững chạc.
3. Con tự tin hơn vì nhận được sự khen ngợi của mọi người , động viên của thầy cô. Trí luôn nghĩ mình có thể làm được nhiều thứ khác ngoài việc chinh phục tiếng Anh và Toán, bây giờ con lại tìm hiểu qua khoa học… Sau đợt này nếu mẹ có giới thiệu lĩnh vực gì mới con cũng đồng ý làm và cố hết khả năng của mình. Chị Ngọc nhận thấy con đã vượt ra được giới hạn của bản thân con và tìm những cái mới hơn để học.
4. Ba Minh Trí và mọi người cũng tin tưởng hơn về con đường mà anh và vợ mình đã đi trong hơn 2 năm qua là con đường đúng đắn và tiếp tục cố gắng để đi đến những mục tiêu xa hơn.
5. Bây giờ chị Ngọc không chỉ tập trung cho con tiếng Anh như trước mà trải đều ra cả 3 môn: Toán, tiếng Việt và tiếng Anh. Học đều như vậy để đi đến được những mục tiêu xa hơn.
"Thật sự chỉ khi đăng kí thi rồi mới có động lực cho bố mẹ đồng hành cùng con, khó đến đâu gỡ đến đó, chứ không làm gì thì chỉ ở vạch ban đầu không nhích lên được đâu ", chị Ngọc chia sẻ.
Phụ nữ Việt Nam