Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo thói quen có thể làm gia tăng tỷ lệ tử vong lên đến 50%: Sửa từ ngay hôm nay kẻo hối hận không kịp!
Khi còn trẻ chúng ta thường chủ quan vì cho rằng mình có sức khỏe. Tuy nhiên, những thói quen hiện tại có thể gây ra những rủi ro khôn lường khi bước vào độ tuổi trung niên.
- 22-08-2021Tài xế xe bus đột quỵ khi đang lái xe trên đường, hành động cuối cùng trước khi qua đời gây xúc động
- 22-08-2021Những căn nhà siêu sang của Bill Gates, Bezos, Mark Zuckerberg... có gì đặc biệt?
- 22-08-2021Cuộc sống với 50 nghìn đô la và 1 triệu đô la thực sự khác nhau thế nào: Nhiều tiền liệu có dễ thở hơn?
Bác sĩ nổi tiếng người Tây Tạng Lobsang Jiashen đã tiết lộ một tin tốt trong "Simple Plenty". Theo đó, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng các chỉ dẫn di truyền của gen có thể được viết lại.
Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm ra 5 hành vi tương đương với việc "tự tử".
DNA có thể được viết lại, thói quen quyết định tương lai
Bác sĩ y học dự phòng nổi tiếng Lausanne Jiashen chỉ ra rằng các chỉ dẫn di truyền của gen DNA có thể thay đổi. Thái độ, suy nghĩ và quan điểm nhìn nhận sự việc phần lớn sẽ quyết định hướng đi của cuộc đời bạn.
Vì vậy, thói quen là rất quan trọng. Đặc biệt là những việc bạn đang làm một cách có ý thức hoặc vô thức được lặp lại thường xuyên sẽ có tác động không hề nhỏ đến sức khỏe trong tương lai.
Tuổi trẻ không còn vốn để "tiêu xài", cẩn thận bạn đang "nuôi bệnh"
Tiến sĩ Lausanne cho biết, thói quen sinh hoạt tốt có thể điều chỉnh sự biểu hiện của gen. Những thói quen sinh hoạt không tốt tích tụ hàng ngày, có thể khi còn trẻ bạn sẽ không thấy bất thường, nhưng khi vượt quá ngưỡng an toàn thì nó có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Phát triển các thói quen sinh hoạt không tốt cũng giống như "nuôi bệnh" và đẩy chúng ta vào những rủi ro trong tương lai.
"Bệnh lối sống" là cách dùng của người Nhật. Các bệnh liên quan đến lối sống từng được gọi là "bệnh người lớn", và chúng thường không khởi phát cho đến khi bước vào độ tuổi trung niên.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng trẻ hóa, chính vì vậy mọi người cần chú ý hơn đến lối sống của mình.
Hình minh họa (Nguồn: Reveralife)
5 thói quen đang tàn phá cơ thể mỗi ngày
Tiến sĩ Lausanne nói rằng giai đoạn đầu của bệnh tim mạch là "hội chứng chuyển hóa". Muốn đảo ngược sức khỏe và cải thiện tình trạng, chúng ta phải thay đổi lối sống và ngăn chặn kịp thời những thói quen xấu trong "giai đoạn đầu".
Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều rắc rối và tiền bạc sau này. Để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, chúng ta cần nhớ không làm những việc sau:
1. Ăn những món ăn không lành mạnh
2. Thường xuyên căng thẳng
3. Nghiện rượu
4. Thường xuyên phàn nàn
5. Ngồi lâu mà không tập thể dục
Ngồi hơn 9 giờ làm tăng nguy cơ tử vong lên 22% và hơn 11 giờ làm tăng nguy cơ lên đến 50%
Tiến sĩ Lausanne cảnh báo rằng các hoạt động tĩnh như lái xe, ngồi vào bàn làm việc, nửa nằm nửa ngồi và xem TV được coi là "ít vận động". Ngồi hơn 9 giờ một ngày làm tăng 22% nguy cơ tử vong, nếu hơn 11 giờ thì con số sẽ tăng lên 50%.
Tiến sĩ Lausanne gợi ý rằng việc thay đổi thói quen xấu nên được thực hiện từ từ mà không gây căng thẳng. Đối với những người phải ngồi làm việc hơn 8, 9 tiếng một ngày, hãy tạo cơ hội cho mình đứng dậy đi lại như leo cầu thang và giao tài liệu cho đồng nghiệp...
Sau khi tan sở đừng trở về nhà ngay mà hãy đi bộ, tập thể dục để có thể thúc đẩy tuần hoàn tốt hơn cũng như cải thiện vóc dáng của bản thân.
Hình minh họa (Nguồn: Todayshow)
Áp lực thích hợp là thúc đẩy, áp lực quá mức là một tội lỗi
Tiến sĩ Lausanne nói rằng áp lực vừa phải có lợi có con người. Cũng giống như luyện tập cơ bắp, bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng bạn phải tập từ từ và tăng cường độ từ từ để không bị đau.
Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng mãn tính kéo dài trên ba tháng sẽ khiến cơ thể liên tục tiết ra hormone cortisol, khiến cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhiều người do áp lực quá cao và thời gian dài như vậy gián tiếp dẫn đến ăn ngủ kém, ăn kém, sức khỏe suy sụp...
Theo dõi cân nặng để duy trì sức khỏe
Tiến sĩ Lausanne đưa ra thêm một ví dụ rằng ngày nay, những người quan tâm đến sức khỏe thường sợ rằng họ quá béo. Nguyên nhân chính là nếu cân nặng quá mức, quá trình trao đổi chất và nhiều chỉ số sức khỏe sẽ không đạt yêu cầu.
Có một cách đơn giản để biết bạn có đang bị hội chứng chuyển hóa hay không.
Khi nhìn xuống, nếu bạn chỉ thấy cái bụng mà không thể nhìn thấy bàn thân thì cần điều chỉnh ngay lập tức. Ngoài ra còn có cách tính chu vi vòng eo. Chu vi vòng eo của nam giới lớn hơn hoặc bằng 90 cm (hoặc 35 inch) và chu vi vòng eo của phụ nữ lớn hơn hoặc bằng 80 cm (hoặc 31 inch) thì có thể cơ thể đang có quá nhiều chất béo nội tạng.
Tiến sĩ Lausanne cho biết cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng là điều chỉnh thói quen tập thể dục và chế độ ăn uống. Chỉ cần bạn vận động và chỉ ăn những món ăn đầy đủ dinh dưỡng so với như cầu của bản thân thì cân nặng có thể điều chỉnh. Một số người cho rằng mình "chỉ cần uống nước cũng có thể béo" là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Thay vì di chuyển trên các phương tiện công cộng, bạn có thể xuống xe sớm hơn một hoặc hai điểm dừng và đi bộ về nhà. Ngoài ra bạn cũng có thể đi dạo sau bữa ăn, tập aerobic, dắt thú cưng đi dạo, leo cầu thang, đi bộ xung quanh nhà... Những bài tập này không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng hiệu quả rất rõ rệt.
Cơ thể khỏe mạnh hay các bệnh liên quan đến lối sống đều từ lối sống mà ra. Giữ gìn sức khỏe tốt hơn phải đi chữa bệnh. Trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thay đổi thói quen ngay khi còn có thể.
Nguồn: Abolouwang