Bác sĩ tiết lộ: Người sau 70 tuổi vẫn có 3 thói quen này khi thức dậy buổi sáng thì xin chúc mừng, tuổi thọ kéo dài, sinh lực dồi dào
Người có những thói quen tích cực này khi thức dậy thường có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu muốn sống thọ thì đừng nên bỏ qua.
- 11-12-2024Nghiên cứu 5.222 người thọ trên 94 tuổi: Ai duy trì 7 thói quen dưỡng sinh này tăng 61% khả năng sống đến 100 tuổi
- 06-12-2024Nghiên cứu mới: Ăn sáng trước thời điểm này giúp kiểm soát đường huyết cực tốt, giảm nguy cơ ung thư tới 25%
- 04-12-20243 thói quen buổi sáng khiến huyết áp tăng vọt, đe dọa rút ngắn tuổi thọ: Nhiều người vẫn thường làm mà không biết
Duy trì thói quen lành mạnh vào buổi sáng có thể giúp kéo dài tuổi thọ, nhưng điều gì thực sự làm nên sự khác biệt? Bí quyết không chỉ nằm ở sức khỏe thể chất, mà còn trong tinh thần lạc quan và khả năng cảm nhận hương vị cuộc sống.
Giữa vô vàn bí quyết sức khỏe và trường thọ trong xã hội hiện đại, bạn đã bao giờ tự hỏi: Liệu có những thói quen buổi sáng nào thực sự giúp kéo dài tuổi thọ hay không?
Vào một buổi sáng như bao ngày khác, ông Tô Đại Cường, một cựu nhân viên bưu điện gần 70 tuổi, chậm rãi đi đến siêu thị trong khu phố. Sau khi về hưu, cuộc sống của ông diễn ra như một vòng tuần hoàn. Mỗi buổi sáng sớm, bất luận trời mưa gió như nào, ông luôn đều đặn đi mua thức ăn. Thói quen này không chỉ vì muốn mua thực phẩm tươi ngon mà còn là cách để ông duy trì các mối quan hệ xã hội.
Ở khu vực bán trái cây, ông Tô tình cờ nghe thấy vài người bạn đang bàn tán về một chủ đề thú vị: “Các ông có biết không? Tôi nghe nói những người sống thọ, buổi sáng thức dậy đều có 3 thói quen đặc biệt, không thể thiếu!”
Câu chuyện trong siêu thị khiến ông Tô không khỏi tò mò. Dù tuổi đã cao, ông vẫn duy trì thói quen sống lành mạnh và điều độ. Theo lẽ thường, ông cũng được xem là một người cao tuổi khỏe mạnh, nhưng tại sao ông lại chưa bao giờ để ý đến những thói quen đặc biệt vào buổi sáng như lời bạn bè nói?
Mang theo nỗi băn khoăn này, ông Tô quyết định nhân dịp khám sức khỏe định kỳ để hỏi ý kiến bác sĩ.
Thói quen buổi sáng của người sống thọ
Tại bệnh viện, ông gặp bác sĩ Lý, người phụ trách buổi khám:
“Bác sĩ Lý, hôm nay tôi nghe mấy người bạn nói rằng những người sống thọ thường có 3 biểu hiện đặc biệt vào buổi sáng. Điều này có đúng không? Bác có thể nói rõ 3 biểu hiện đó là gì không?”
Bác sĩ Lý giải thích: “Ông Tô à, theo các nghiên cứu thì một số thói quen sống thực sự có mối liên hệ nhất định với tuổi thọ. Tuy nhiên, những điều mà ông nghe được có thể đã bị phóng đại đôi chút.”
Bác sĩ đề cập đến trạng thái tinh thần vào buổi sáng: “Dựa trên dữ liệu quan sát nhiều năm qua, những người sống thọ thường có tinh thần rất tốt khi thức dậy vào buổi sáng.”
Bác sĩ Lý nói tiếp: “Họ hiếm khi cảm thấy mệt mỏi hay chán nản, mà ngược lại rất tràn đầy năng lượng. Điều này có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Ngủ ngon giúp cơ thể và não bộ phục hồi, đồng thời giảm viêm mãn tính – yếu tố quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ.”
Bác sĩ nói thêm về vấn đề vận động: “Ngoài ra, những người sống thọ thường có thể bắt đầu các hoạt động hàng ngày ngay sau khi thức dậy mà không mất quá nhiều thời gian để 'khởi động' cơ thể. Khả năng vận động linh hoạt này phản ánh sức khỏe cơ bắp và khớp tốt, đồng thời cho thấy họ ít có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.”
Cuối cùng, bác sĩ Lý nhấn mạnh một khía cạnh ít được chú ý hơn: “Tinh thần lạc quan cũng là một yếu tố quan trọng. Nghiên cứu cho thấy những người có thái độ sống tích cực thường sống lâu hơn. Họ thức dậy vào buổi sáng với tâm trạng vui vẻ, sẵn sàng chào đón một ngày mới. Chính trạng thái tinh thần tích cực này góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khỏe và tuổi thọ.”
Ông Tô Đại Cường ý thức được rằng, dù bản thân đã duy trì nhiều thói quen lành mạnh, nhưng việc điều chỉnh tâm lý và kiểm soát cảm xúc vẫn còn cần cải thiện. Vì vậy, ông quyết định từ hôm nay sẽ chú ý hơn đến tâm trạng của mình, lạc quan đón chào ngày mới.
Thấy phản ứng của ông Tô, bác sĩ Lý bổ sung thêm: “Ông ơi, thật ra, sống lâu không chỉ cần sức khỏe thể chất mà còn cần cả sức khỏe tinh thần. Cách chúng ta chào đón mỗi buổi sáng và đối diện với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày chính là chìa khóa quyết định đến tuổi thọ.”
Mối liên hệ giữa vị giác và tuổi thọ
Bác sĩ Lý tiếp tục giải thích: “Ngoài những yếu tố mà chúng ta vừa nói đến, còn một vấn đề mà ít người để ý, đó là mối liên hệ giữa vị giác và tuổi thọ.”
“Vị giác ư?” Ông Tô vô cùng ngạc nhiên hỏi lại. Với ông, vị giác dường như chẳng có mối liên hệ nào với việc sống lâu.
Bác sĩ Lý gật đầu và nói: “Đúng vậy, vị giác không chỉ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống mà còn gián tiếp tác động đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta.”
“Nghiên cứu cho thấy, những người cao tuổi có vị giác nhạy bén thường có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ khả năng phân biệt nhiều loại hương vị, họ có xu hướng lựa chọn chế độ ăn đa dạng và cân bằng dinh dưỡng. Sự cân bằng này là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý thường gặp ở người già.”
Ông Tô tò mò hỏi: “Vậy làm thế nào để duy trì được vị giác nhạy bén như vậy?”
Bác sĩ Lý giải thích: “Rất đơn giản, hãy đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, thử các món ăn mới, thay đổi cách chế biến và sử dụng thêm các loại thảo mộc hay gia vị. Điều này không chỉ kích thích vị giác, khiến bữa ăn thêm thú vị mà quan trọng hơn là còn giúp làm chậm quá trình suy giảm vị giác.”
Nghe xong, ông Tô Đại Cường như tìm thấy mục tiêu mới trong cuộc sống: “Bác sĩ Lý, tôi hiểu rồi, có lẽ tôi cần thay đổi thói quen ăn uống của mình thôi!”
Bác sĩ Lý nói thêm: “Vâng ông, được vậy thì tốt lắm ạ. Ngoài ra, giữ vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng. Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác. Khám răng định kỳ và vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp duy trì khả năng cảm nhận của vị giác đấy ông.”
Nhân dịp này, ông Tô hỏi thêm về tình trạng sức khỏe của mình: “Bác sĩ Lý, dạo gần đây tôi hay thấy khó chịu ở dạ dày, đôi khi ăn không ngon miệng. Liệu điều này có liên quan đến vị giác không?”
Bác sĩ Lý khuyến nghị: “Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dư axit dạ dày hoặc khó tiêu. Ông nên làm nội soi để có kết quả rõ hơn. Hơn nữa, ông nên điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế đồ dầu mỡ, tăng cường ăn rau củ quả giàu chất xơ. Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng dạ dày và nâng cao sức khỏe tổng quát.”
Theo Sohu
Đời sống pháp luật