Bách Hoá Xanh: Cuộc cải tổ đưa đến một đồ thị “kỳ lạ”, lỗ luỹ kế 8.000 tỷ vẫn được quỹ ngoại tranh mua với định giá hơn tỷ USD
Bách Hóa Xanh nhìn từ đầu năm đến nay, doanh thu theo tháng tăng trưởng rất đều đặn tạo thành một đường thẳng đi lên không nghỉ.
- 29-09-2023Manulife lãi hơn 1.900 tỷ đồng trong 6T2023, chi gần 10.000 tỷ đồng mua cổ phiếu, tạm lỗ hàng trăm tỷ
- 29-09-2023Lợi nhuận nửa đầu năm của THACO giảm 78%, tổng tài sản ngang ngửa Hòa Phát, vượt hơn hẳn Masan, VinFast
- 28-09-2023Chủ tịch FPT chỉ ra khác biệt giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ: Muốn cái gì thì phải trả giá, có thể hàng chục năm không nghỉ ngày nào
Bách Hóa Xanh đang được "tranh mua" 20% cổ phần bởi quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC (Government of Singapore) và một số doanh nghiệp Thái Lan - Reuters vừa trích nguồn tin độc quyền cho biết.
Mức định giá Bách Hoá Xanh theo tiết lộ vào khoảng 1,5-1,7 tỷ USD. Con số này thực tế đã được rò rỉ trước đó nhưng sau đó bị đại diện Công ty bác bỏ.
Bách Hóa Xanh năm 2023: Doanh thu một đường đi lên
Theo công bố mới nhất, tháng 8/2023, doanh thu của Bách Hoá Xanh tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm, đạt gần 2.900 tỷ, tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Điều này được dẫn dắt bởi lượng khách vào cửa hàng (traffic) tăng, tạo dư địa cải thiện giá trị mỗi lần mua hàng (ticket size).
Nhìn từ đầu năm đến nay, doanh thu theo tháng của chuỗi bán lẻ này tăng trưởng rất đều đặn tạo thành một đường thẳng đi lên không nghỉ và có xu hướng khả quan hơn hẳn đồ thị doanh thu của năm trước.
Đây có thể là kết quả của tuyên bố cải tổ vào năm 2022, khi Bách Hóa Xanh dừng kế hoạch mở rộng và đầu tư về chiều sâu: thay đổi từ cách sắp xếp hàng hoá, phong phú danh mục mua sắm đến cải thiện độ tươi ngon của thực phẩm…
Đồng thời, ông Phạm Văn Trọng trở thành CEO mới của chuỗi, thay thế ông Nguyễn Đức Tài.
Cuộc cải tổ của Bách Hóa Xanh diễn ra sau 6 năm tăng nóng, lớn nhanh như Thánh Gióng và gặp khó khăn trong giai đoạn Covid.
Lớn nhanh như Bách Hóa Xanh: Quy mô tăng gấp 45 lần sau 6 năm
Bách Hoá Xanh được biết đến là cuộc chơi mới của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) khi hai ngành hàng di động, điện máy đi vào giai đoạn bão hoà. Thực tế cũng chứng minh cho sự "cuồng nhiệt" của đại gia này.
Cửa hàng Bách Hoá Xanh đầu tiên chính thức có mặt trên thị trường từ cuối năm 2015. Cuối năm 2016, Bách Hóa Xanh hoàn tất giai đoạn thử nghiệm với hơn 40 siêu thị tập trung ở quận Tân Phú, Bình Tân, Tp.HCM. Năm 2018, Bách Hoá Xanh cho biết đã tìm ra công thức thành công, đây cũng là năm ban lãnh đạo MWG tuyên bố sẽ dốc sức cho Bách Hoá Xanh, tham vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ thực phẩm.
Đến năm 2020, Bách Hoá Xanh - theo chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài - đã vươn lên trở thành "bệ đỡ" tăng trưởng chính của cả Công ty, với doanh thu tăng gấp đôi so với năm 2019 và đóng góp đến 20% tổng doanh thu MWG.
Với phương châm là điểm mua sắm tiện lợi, cùng giá cả phải chăng, Bách Hoá Xanh đã ghi dấu ấn rất tốt với người tiêu dùng trong những năm đầu. Sang năm 2021, Bách Hoá Xanh tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của MWG: Doanh thu và quy mô cùng đạt đỉnh với 28.000 tỷ đồng, hơn 2.100 cửa hàng toàn hệ thống (gấp 45 lần sau 6 năm).
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, kinh tế suy thoái khiến sức mua giảm mạnh, chỉ số Công ty cũng quay đầu giảm. Chưa kể, vướng vào khủng hoảng truyền thông giai đoạn cao điểm dịch 2021 và cuộc rời tổ chức của người cầm cương là ông Trần Kinh Doanh, nhiều quan điểm cho rằng Bách Hoá Xanh là bước đi chưa thành công của MWG. Khi, cũng với chiến lược cũ (đã áp dụng thành công tại mảng di động và điện máy), Bách Hoá Xanh trong công cuộc mở rộng quá nhanh đã gặp phải quá nhiều vấn đề, thách thức.
Đang lỗ luỹ kế gần 8.000 tỷ đồng, Bách Hoá Xanh sẽ hoà vốn trong năm nay?
Dù tăng trưởng nhanh về doanh số, song áp lực đầu tư khiến Bách Hoá Xanh ước tính lỗ khoảng 10% doanh thu mỗi năm. 2022 là năm Công ty lỗ nặng nhất với gần 3.000 tỷ đồng. Luỹ kế giai đoạn từ 2016 đến nay, Bách Hóa Xanh lỗ hơn 8.053 tỷ đồng, trong đó 7.854 tỷ còn có thể chuyển lỗ sang năm sau để bù trừ lợi nhuận (trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh khoản lỗ).
Dù lỗ, theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2023 do Brand Finance thực hiện, Bách hóa xanh đứng vị trí số 29 với giá trị thương hiệu được ước tính ở mức 315 triệu USD (khoảng 7.490 tỷ đồng), tăng 13,2% so với năm ngoái (279 triệu USD).
Đồng thời, Bách hóa Xanh cũng có mặt trong TOP 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2023 với vị trí số 9, đứng trước VietinBank.
Năm 2023, Bách Hoá Xanh tiếp tục mục tiêu hoà vốn đã “trễ hẹn” không dưới một lần. Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế cùng những nỗ lực tái cấu trúc trước thềm IPO, giới phân tích kỳ vọng lần này MWG sẽ thành công.
Chia sẻ quan điểm tại báo cáo mới đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết: “C húng tôi ước tính doanh thu/cửa hàng trong tháng 8/2023 của Bách Hoá Xanh đạt 1,69 tỷ, tiến sát tới m ục tiêu hòa vốn là 1,7-1,8 tỷ. Nhờ doanh thu vượt trội gần đây, chúng tôi kỳ vọng khoản lỗ trong quỹ 3/2023 của chuỗi giảm mạnh so với quý trước, là động lực chính cho lợi nhuận ròng của Công ty ”.
Được biết, năm nay Bách Hoá Xanh lỗ 354 tỷ trong quý 1, con số lỗ trong quý 2 là 305 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường