MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học từ việc các thương hiệu xa xỉ vượt qua thời Covid-19: Không có chỗ cho sự may mắn

12-05-2020 - 19:30 PM | Doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế thế giới. Hơn 70% doanh nghiệp tuyên bố phá sản, vậy 30% doanh nghiệp còn lại, đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên phân phối xa xỉ phẩm, họ đã làm gì?

Thay đổi để phù hợp

Tình trạng kinh tế khó khăn, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng hàng hoá giảm xuống, các trung tâm thương mại đóng cửa đã ảnh hưởng đặc biệt đến các thương hiệu xa xỉ. Trung Quốc, thị trường tiềm năng của các thương hiệu xa xỉ là nơi khởi điểm của Covid-19. Theo số liệu từ Alliance Bernstein và Boston Consulting Group, doanh số của các thương hiệu xa xỉ dự đoán sẽ bị hao hụt khoảng 33 đến 43 tỉ USD do ảnh hưởng của đại dịch. Để giải bài toán khó khăn, các thương hiệu xa xỉ đã nhanh chóng cải tổ thương hiệu và thích nghi với sự biến động thị trường, bằng việc không thay đổi giá trị cốt lõi, mà thay đổi phương thức kinh doanh.

Chuyển đổi số

Chuyển đối số là câu chuyện không còn mới, các thương hiệu đã xây dựng từ thời gian trước. Giãn cách xã hội giúp thúc đẩy hành trình chuyển đổi này nhanh hơn với nhiều công cụ và nền tảng số tốt hơn.

Millenials hiện đang chiếm khoảng 30% thị trường xa xỉ phẩm và tới năm 2025, con số ấy được dự đoán tăng lên thành 50%. Sự xuất hiện của millenials và sự bùng nổ công nghệ như một làn gió mới buộc các doanh nghiệp phải cải tiến và thích nghi với những biến động của thời đại công nghệ số.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xa xỉ phẩm hiểu rằng chính cảm xúc là thứ tạo ra giá trị cho các sản phẩm của mình. Do đó, họ gửi đến các thông điệp cảm xúc để tạo cảm giác thấu hiểu, đồng cảm cùng đi với khách hàng qua giai đoạn khó khăn này. Những thông điệp lạc quan cùng tình yêu thương hài hoà trong hình ảnh và tinh thần của thương hiệu được gửi đến khách hàng trong suốt những ngày tháng giãn cách xã hội.

Bài học từ việc các thương hiệu xa xỉ vượt qua thời Covid-19: Không có chỗ cho sự may mắn - Ảnh 1.

Mỹ phẩm Menard, một thương hiệu cao cấp với bề dày lịch sử 60 năm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ châu Á, hoạt động miệt mài trên những phương tiện truyền thông để giữ kết nối với khách hàng

Giữ vững tinh thần Omotenashi - chân thành và thấu hiểu từ tận trái tim, Menard như một người con gái Nhật Bản khoác lên trang phục giản dị thường ngày, động viên, lắng nghe những mong muốn của khách hàng và đặc biệt, khao khát lan toả những tinh thần lạc quan, tích cực tới cộng đồng, cùng chung tay vượt qua đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế tương đương hoặc có khi còn tệ hơn cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chính sự tận tình và chân thành đã kết nối thương hiệu và khách hàng trong thời gian cách ly xã hội khó khăn.

Con người - chìa khóa vượt qua sóng gió

Với thương hiệu xa xỉ, yếu tố con người là cầu nối đưa thương hiệu đến với khách hàng. Do đó, trong giai đoạn đóng cửa hệ thống cửa hàng, việc đào tạo nhân sự càng được chú trọng. Với thương hiệu Menard, con người luôn là yếu tố quan trọng xây dựng thương hiệu. Con người của Menard là những cá nhân mang tính điển hình, để khi nhìn vào một cá nhân, người ta có thể soi chiếu cả thương hiệu. Họ thấm nhuần triết lý kinh doanh và trái tim luôn hoà chung nhịp đập cùng thương hiệu. Menard và đội ngũ nhân viên luôn quan tâm khách hàng bất kể khoảng cách, chăm sóc khách hàng tận tình như những người tri kỷ và mang đến những trải nghiệm đỉnh cao, đúng như đại diện của Menard từng nói: "Công ty tốt, bán sản phẩm tốt từ con người tốt". Vì vậy, trong thời gian giãn cách xã hội, thương hiệu liên tục đào tạo, thay đổi tư duy kinh doanh trong thời đại mới của đội ngũ nhân viên, bằng hình thức online.

Giữ vững hình ảnh thương hiệu

Cái khó của các thương hiệu trong khoảng thời gian sau đại dịch và trong thời đại số chính là vấn đề "hoà nhập nhưng không hoà tan" - làm thế nào để thích nghi nhưng vẫn giữ được bản sắc của chính mình? Menard lại một lần nữa làm điều này rất tốt. Thương hiệu tập trung vào yếu tố tiên quyết giữ gìn hình ảnh: chất lượng sản phẩm. Tận dụng thời gian cách ly xã hội, Menard dành công sức nghiên cứu sản phẩm: làm sao để tinh hoa được duy trì và tiếp nối bằng tinh hoa, làm thế nào để khách hàng mãi tin tưởng và gửi gắm vẻ đẹp của mình cho thương hiệu. Tại thị trường Việt Nam, thương hiệu dự định sẽ cho ra mắt liệu trình làm trắng ứng dụng tế bào gốc an toàn và hiệu quả dành cho phụ nữ vào mùa hè năm nay.

Bài học từ việc các thương hiệu xa xỉ vượt qua thời Covid-19: Không có chỗ cho sự may mắn - Ảnh 2.

Kem dưỡng chống lão hoá từ tế bào gốc Authent Cream II - niềm tự hào về bản sắc thương hiệu rất Menard.

Người ta không còn lạ lẫm khi các thương hiệu mỹ phẩm, cả xa xỉ và bình dân, mỗi năm đều cho ra mắt sản phẩm mới. Menard cũng vậy, nhưng sản phẩm và dịch vụ mới lại là sự cải tiến trên nền của những sản phẩm đã cũ. Bằng sự nghiên cứu thị trường chuyên sâu và sự thấu hiểu tâm ý khách hàng, Menard nhận ra rằng, để sống sót trong thế giới mỹ phẩm ngày càng đông đúc và khốc liệt, không có chỗ sự đứng yên và chờ đợi may mắn. Thương hiệu buộc phải cải tiến, nhưng cải tiến dựa trên những nền móng vững chắc đã được xây dựng từ hơn nửa thế kỷ. Đây chính là chìa khoá làm nên bản sắc dồi dào và tinh thần thương hiệu "Vươn tới vẻ đẹp đích thực" mãi mãi vẹn nguyên của Menard, đúng như lời khẳng định của vị chủ tịch Junichi Nonogawa: "Menard không thay đổi triết lý kinh doanh nhưng thay đổi mỗi ngày để thực hiện triết lý kinh doanh đó".

The new normal - sự bình thường mới đang dần tái thiết lập. Các thương hiệu cao cấp cũng đang dần trở lại guồng quay hối hả. "Lửa thử vàng", "kim cương cần được mài giũa dưới áp lực", qua khó khăn ta nhận ra được sức chịu đựng và bản lĩnh của người tiên phong: dám nghĩ, dám làm, lấy khó khăn làm bàn đạp để phát triển và trường tồn vững vàng hơn trước những biến động của xã hội và thị trường. Đó cũng là bí quyết để thương hiệu Menard vượt qua lịch sử 60 năm biến động, và tiếp tục trường tồn để phục vụ nhu cầu làm đẹp của phụ nữ.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên