MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán nhà ở khu công nghệ cao lấy 5 tỷ đi mở nhà hàng lẩu nhượng quyền trong trung tâm thương mại, tôi lỗ to: Mất núi tiền để nhận về bài học xương máu khi kinh doanh

03-05-2023 - 08:35 AM | Sống

Bán nhà ở khu công nghệ cao lấy 5 tỷ đi mở nhà hàng lẩu nhượng quyền trong trung tâm thương mại, tôi lỗ to: Mất núi tiền để nhận về bài học xương máu khi kinh doanh

Bán nhà được 8 tỷ đồng, tôi dành ra 5 tỷ đầu tư mở nhà hàng lẩu cùng 2 người bạn. Sau mấy tháng kinh doanh thất bát, tôi phá sản.

*Dưới đây là bài viết của tác giả Dư Hải Dương đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).

Tôi sinh năm 1990, đến từ Meishan, Tứ Xuyên, Trung Quốc.  Năm 2011, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi gia nhập một công ty thương mại điện tử ở Thành Đô. Bắt đầu với vị trí trợ lý rồi trở thành quản lý kế hoạch dự án, mức lương của tôi tăng từ 4.000 NDT lên 6.000 NDT.

Để nhanh chóng ổn định cuộc sống, tôi đã dùng 1 triệu NDT tiền tích góp mua một căn nhà rộng 90m2 ở khu công nghệ cao và trả khoản thế chấp hàng tháng 4.500 NDT cùng bạn gái. Năm 2015, chúng tôi kết hôn và sinh con đầu lòng một năm sau đó. Vợ tôi làm kế toán trong một doanh nghiệp nhà nước, nhờ thể hiện tốt nên được lãnh đạo đánh giá cao. Chẳng bao lâu sau, cô ấy được thăng chức trưởng phòng tài chính, thu nhập hàng năm gần 400.000 NDT. Cuộc sống của chúng tôi tuy không thể gọi là giàu có nhưng cũng đủ đầy.

Bán nhà ở khu công nghệ cao lấy 5 tỷ đi mở nhà hàng lẩu nhượng quyền trong trung tâm thương mại, tôi lỗ to: Mất núi tiền để nhận về bài học xương máu khi kinh doanh - Ảnh 1.

Tuy nhiên, công việc của tôi dù khá ổn định nhưng không có khả năng phát triển khiến tôi vô cùng chán nản. Vì thế trong lòng tôi luôn ấp ủ ý định nghỉ việc và tìm kiếm một hướng đi mới. Năm 2017, vợ tôi lại được tăng lương. Gia đình tôi quyết định chuyển đến một chỗ ở lớn hơn và gần công ty vợ để thuận tiện đi lại hơn.

Chúng tôi đặt cọc 900.000 NDT và mua căn nhà ở này với tổng giá 2,8 triệu NDT. Cứ thế, mỗi tháng hai vợ chồng phải trả 16.500 NDT cho hai căn nhà. Cuối năm 2018, đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời. Áp lực cuộc sống lại càng tăng lên khi tiền thế chấp, tiền sữa, tiền học hành cho con, tiền sinh hoạt,… đè nặng lên vợ chồng tôi. Cuộc sống càng áp lực hơn khi cuối năm 2019, tôi bị công ty cho nghỉ việc.

Từ đây, tôi bắt đầu con đường tìm việc gian nan. Trong hai tháng tôi cuống cuồng nộp hồ sơ khắp nơi nhưng chưa tìm được vị trí phù hợp. Đến tháng 3 năm 2020, tôi vẫn chưa tìm được việc làm. Sự kiên nhẫn của vợ với tôi dường như đang dần mất đi. Không biết là do áp lực công việc hay do áp lực cuộc sống, ở nhà cô ấy thường xuyên mất bình tĩnh và cả hai thường xuyên xảy ra cãi vã khiến tôi vô cùng chán nản.

Cơ hội mới

Trong lúc tôi dường như tuyệt vọng thì một người bạn cũ gọi điện tới và nói với tôi rằng Dujiangyan Wanda Plaza đang thu hút đầu tư. Cậu ấy hỏi tôi có muốn cùng đầu tư vào một nhà hàng lẩu không. Lúc đầu, tôi không có hứng thú bởi hiện tại tôi không chỉ thiếu tiền mà còn không có kiến thức kinh doanh. Thế nhưng sau khi được người bạn này thuyết phục cùng với lợi nhuận trong mơ từ việc kinh doanh nhà hàng khiến tôi vô cùng hào hứng.

Chưa hết, việc làm ăn này còn có thêm một cô bạn đang là chủ một cửa hàng mỹ phẩm lớn cùng làm nên tôi càng yên tâm hơn về sự khả thi của kế hoạch.

Tôi chia sẻ điều này với vợ nhưng bị phản đối quyết liệt. Lý do của vợ tôi rất đơn giản, thứ nhất việc kinh doanh nhà hàng lẩu rất xa nhà, nếu không có tôi giúp sức, vợ tôi không thể xoay sở được mọi thứ. Lý do thứ hai quan trọng hơn cả, đó là gia đình tôi hiện tại không có tiền để đầu tư thêm, lại càng không thể vay tiền để đầu tư.

Những điều vợ tôi nói đều hợp lý, nhưng dưới sự xúi giục của bạn học, tôi lại cảm thấy mình cần phải kiếm tiền để lo cho gia đình và việc kinh doanh nhà hàng lẩu là một cơ hội để tôi làm điều đó. Vì vậy, tôi nói với vợ tôi đừng lo lắng và tôi sẽ tự lo liệu tiền bạc cho công việc kinh doanh. Vợ tôi dường như hiểu tôi định bán nhà nên cảnh báo trước với tôi rằng nhà ở khu công nghệ cao không bán được, nên giữ lại để tăng giá trị sau này.

Bán nhà ở khu công nghệ cao lấy 5 tỷ đi mở nhà hàng lẩu nhượng quyền trong trung tâm thương mại, tôi lỗ to: Mất núi tiền để nhận về bài học xương máu khi kinh doanh - Ảnh 2.

Thế nhưng, tôi đã quyết tâm bán căn nhà rộng 90m2 trước đây nên đã tìm người trung gian rao bán căn nhà với giá 2,25 triệu NDT. Vì đây là tài sản chung nên tôi đã đưa vợ một tờ giấy vay mượn thì mới làm dịu đi sự giận dữ của cô ấy. Giấy tờ ghi giá bán căn nhà không được thấp hơn 2,4 triệu NDT và tôi ghi rõ tôi nợ cô ấy 1,2 triệu NDT. Đồng thời, số tiền này phải trả trong vòng 3 năm.

Bằng cách này, sau khi bán nhà, tôi có 2,4 triệu NDT (8,1 tỷ đồng) tiền mặt trong tay. Tôi cùng 2 người bạn bỏ vốn mỗi người 1 triệu NDT để mở nhà hàng lẩu. Nhà hàng lẩu của chúng tôi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại nên phí thương hiệu và phí quản lý rất đắt. Ngoài ra, tôi còn chi hơn 500.000 NDT để mua một lô thiết bị chuyên dụng khác. Tổng cộng, tôi đã chi hơn 1,5 triệu tệ NDT (khoảng 5 tỷ đồng) cho dự án này.

Thất bại ngay khi bắt đầu

Sau khi chúng tôi bắt đầu kinh doanh, Trung tâm thương mại Dujiangyan Wanda được đổi tên thành Sunac Mall. Những tưởng việc làm ăn sẽ thuận lợi, thế nhưng dịch bệnh kéo đến khiến cả 3 chúng tôi lao đao. Toàn bộ Sunac Mall cả tuần không có quá 200 khách đến mua sắm.

Trong giai đoạn dịch bệnh, mặc dù đã được bên Sunac Mall miễn phí tiền thuê mặt bằng nhưng chúng tôi vẫn bị thiệt hại nhiều do không kiếm được tiền nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên và nguyên liệu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải trả chi phí cho bên thương hiệu. Với khoản lỗ gần 50.000 NDT/tháng, chúng tôi buộc phải nghĩ đến phương án sa thải nhân viên. Từ 16 nhân viên phục vụ ban đầu xuống còn 6 người để duy trì hoạt động cơ bản của cửa. Thu nhập hàng ngày không vượt quá 2.000 NDT.

Bán nhà ở khu công nghệ cao lấy 5 tỷ đi mở nhà hàng lẩu nhượng quyền trong trung tâm thương mại, tôi lỗ to: Mất núi tiền để nhận về bài học xương máu khi kinh doanh - Ảnh 3.

Nhìn công việc kinh doanh ảm đạm, khoản đầu tư của bản thân chưa kịp hoàn về đã thua lỗ nghiêm trọng khiến tôi gần như tuyệt vọng. Chuyện này tôi không dám nói với vợ nhưng cô ấy cũng nhận ra vấn đề khiến cuộc sống gia đình tôi càng ngày càng trở nên áp lực, bức bách.

Bạn học của tôi vẫn muốn kiên trì nên đã động viên tôi và nói rằng dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi. Tôi hiểu những điều cậu ấy nói nhưng gia đình đang rơi vào hoàn cảnh rất éo le. Tôi rối bời và đầy mâu thuẫn khi phải quyết định tiếp tục hay dừng lại.

Cuối cùng, khi không thể chịu đựng thêm sức ép, tôi đã quyết định từ bỏ việc kinh doanh và chịu lỗ 1 triệu NDT để nhận về một bài học xương máu. Tôi nhận ra bản thân thiếu may mắn trong bài toán khởi nghiệp này nên mới thất bại đau đớn như vậy. Thế nhưng khi nhìn vào thực tế, tôi còn nhận ra một sai lầm to lớn của bản thân, đây chúng chính là nguyên nhân chính khiến tôi thua cuộc.

Bản thân tôi ngay từ đầu đã quá vội vã, vì muốn kiếm tiền mà đâm đầu vào cuộc chơi kinh doanh không rõ thắng thua này. Lẽ ra, tôi nên ý thức được bản thân đang ở đâu và như thế nào. Ngay từ đầu, tôi nên dành thời gian để “cân đo, đong đếm” một cách kỹ lưỡng hơn trước khi chấp nhận tham gia vào kế hoạch táo bạo này thay vì làm liều để rồi mất trắng. Giờ đây, tôi lại vất vả ngược xuôi đi tìm việc để có tiền lo cho gia đình nhỏ của mình.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên