MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần

01-06-2023 - 10:18 AM | Lifestyle

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần

Đôi vợ chồng mua mảnh đất hoang rộng hơn 12.000m2 nằm cạnh bờ sông rồi cùng nhau xây dựng một nông trại "tự cung, tự cấp" và kinh doanh.

5 năm trước, KTS Đại Hùng cùng vợ và hai con rời trung tâm thành phố Thượng Hải, Trung Quốc sầm uất, nơi gia đình đã sinh sống suốt 10 năm, để chuyển đến vùng ngoại ô Sùng Minh định cư.

Cả hai mua mảnh đất hoang rộng hơn 12.000m2 nằm cạnh bờ sông rồi cùng nhau xây dựng một nông trại theo hướng bền vững. Có ruộng lúa, vườn cây ăn trái, có hồ sen, cầu gỗ, bến thuyền nhỏ, nhà tranh… thậm chí còn có ca nô hiện đại để gia chủ dẫn khách đi tham quan, khám phá xung quanh.

1. Thành phố không phải là lựa chọn duy nhất

Gia đình 4 người của KTS Đại Hùng hiện đang sinh sống ở nông trại Chunting trên Sùng Minh, cách trung tâm Thượng Hải khoảng một giờ lái xe. Nông trại được bao quanh bởi những cánh đồng lúa, dòng sông và những tòa nhà dành cho một gia đình.

Năm 2008, anh bắt đầu làm việc ở Thượng Hải. Trong hơn 10 năm gắn bó với công việc thiết kế, anh thành lập công ty riêng, còn xây một ngôi nhà ở quê hương Hồ Bắc và đặt tên là “Tây Giang Cô”, nơi có thể nhìn thấy hoàng hôn bên sông Dương Tử rộng lớn.

Mỗi mùa đông, gia đình Đại Hùng lại buộc chiếc thuyền gỗ trên mui xe và trở về "Tây Giang Cô". Đến năm 2012, khi Đại Hùng 36 tuổi, con gái đầu lòng của anh với vợ là Mạc Kỳ chuẩn bị chào đời. Hai vợ chồng quyết định bán căn nhà ở trung tâm Thượng Hải và trở về "Tây Giang Cô" sinh sống. Đại Hùng vẫn có thể tiếp tục công việc thiết kế, cả gia đình sống một cuộc sống tự tại, không cần lên kế hoạch gì, vui vẻ, thoải mái và tự do.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 1.

Tuy nhiên, khi con gái lớn được 5 tuổi, họ nhận ra rằng cuộc sống ở nông thôn ảnh hưởng đến việc học của con. Sau khi cân nhắc, cả gia đình lại chuyển về quê của Mạc Kỳ, Sùng Minh ở ngoại ô Thượng Hải.

"Chúng tôi vẫn chọn cuộc sống nông thôn và ý tưởng mới là làm thế nào để xây dựng lại một ngôi nhà ‘tự nhiên’."

Mảnh đất nơi gia đình Đại Hùng sống vốn là một cùng đất nông nghiệp bán hoang. Những thửa ruộng nhỏ nằm rải rác xen lẫn những bãi bùn và cỏ dại phủ khắp nơi, bên cạnh là rừng long não, rừng trúc uốn mình kề một khúc sông.

Đại Hùng phụ trách thiết kế và xây dựng trang trại; Mạc Kỳ phụ trách canh tác đất đai; ông ngoại thì phụ giúp việc quan hệ hàng xóm láng giềng và chăm sóc và đưa đón lũ trẻ tới trường.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 2.

"Sống giữa tự nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, từ vấn đề kỹ thuật, kinh tế và cả tinh thần. Học cách hòa hợp với thiên nhiên thực sự là một quá trình không ngừng buông bỏ và nỗ lực học hỏi."

Trong quá trình này, Đại Hùng bắt đầu quan tâm đến nông nghiệp bền vững. Hai vợ chồng đã đặc biệt tham gia các khóa học để được đào tạo bài bản, thậm chí còn đưa con gái đến "cùng học".

Với quan niệm "thuận theo tự nhiên", dưới sự chăm sóc của Mạc Kỳ, nông trại không chỉ trồng lương thực mà còn có vườn rau quả phong phú từ cà chua, cà tím, mướp, dưa chuột, nho, dâu tây, đào,...

Các hoạt động canh tác cũng thuận theo các mùa, mùa nào thức ấy. Họ cũng cố gắng sử dụng hạt giống nguyên bản đã được sử dụng từ nhiều năm, đồng thời không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc diệt cỏ.

Đàn vịt được nuôi thả trên ruộng lúa, tạo thành một hệ thống "đồng canh tác lúa - vịt". Ruộng lúa chứa nước và côn trùng cho vịt bơi lội kiếm ăn, ngược lại đàn vịt sẽ bón phân và làm sạch cỏ trên cánh đồng.

Ngoài ra, con người cũng là một phần của hệ sinh thái này. Hai nhà vệ sinh/nhà tắm chính của nông trại đều nằm trên cánh đồng, có tên là Ánh trăng 1 và Ánh trăng 2.

Đại hùng cho rằng một trong những nguyên tắc của xây dựng kiến trúc là học hỏi từ thiên nhiên. Bên trong nông trại còn có một hồ sen, tuy diện tích không lớn nhưng có đường bờ ao dài uốn lượn, được mô phỏng theo hình dáng của bờ nước tự nhiên. Ao sen này không chỉ là nơi vui chơi của gia đình mà còn kết nối với dòng nước chảy tự nhiên bên ngoài nông trại, có chức năng điều hoà cảnh quan và sinh thái.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 3.

Thiết kế và xây dựng nông trại theo nguyên tắc "thuận theo tự nhiên", "lấy chức năng làm chủ", ở trung tâm của nông trại là một nhà bếp bán lộ thiên.

Bên trái nhà bếp là nơi sinh hoạt chính của cả gia đình có kết cấu thép kiên cố, đủ sức chống chọi với những cơn giông bão mỗi mùa hè. Theo gia chủ, các công trình ở đây có nhiều dạng khác nhau, nhưng mọi không gian đều đã trải qua thử thách của bão tố, chống chọi được với thiên tai.

2. Bỏ phố về quê, sống cuộc đời an yên tự tại

Điểm đặc biệt của nông trại này là ở đây không lắp đặt điều hòa. Trên mái của nhà chính, có một hàng quả cầu kim loại không ngừng quay, chúng là thiết bị hỗ trợ lưu thông không khí trong nhà.

Từ cửa ra vào, cửa sổ, bàn ghế, sàn nhà cho đến nhà thuyền và con đường xuyên qua cánh đồng, gỗ được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong nông trại.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 4.

Hồ sen là điểm kết nối giữa tuyến đường thủy chảy qua nhà chính và con sông nhỏ bao quanh nông trại. Ba cha con khởi hành từ đầm sen, xuyên qua cánh cổng gỗ trên mặt nước phủ đầy lá sen, chèo thuyền về phía nhà chính trong tiếng vui cười giòn tan.

Chiếc thuyền gỗ treo lơ lửng trong nhà chính là chiếc thuyền đầu tiên do Đại Hùng đóng. Hiện nay, nông trại đã có tổng cộng 11 chiếc thuyền, một vài chiếc trong số đó là do bạn của Đại Hùng đóng hộ. Những chiếc thuyền này có thể dễ dàng nâng hạ, cất gọn trên nóc nhà khi không dùng đến.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, Đại Hùng cũng thiết kế một "lộ trình hoàng hôn" và xây dựng hệ thống bến thuyền dọc theo các dòng nước cho bạn bè và những vị khách đến nông trại. Họ chèo thuyền khởi hành trước khi mặt trời lặn và trải nghiệm qua đêm ở nhà thuyền.

Những căn nhà này không có điều hòa nhưng hầu hết đều có cửa sổ lật lớn, nên việc thông gió không bị cản trở. Một số nhà thuyền thậm chí còn có cửa sổ trên mặt đất, vì vậy bạn có thể nhìn thấy những chiếc thuyền đi qua bên dưới. Đại Hùng hy vọng điều điều này có thể hồi sinh một góc nào đó văn hóa kênh đào của Sùng Minh.

Khi thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại cơ bản nhất đã được sắp xếp hợp lý, gia đình Đại Hùng bắt đầu xem xét việc làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu cấp cao hơn về mặt tình thần. Khi cả gia đình sống ở nông thôn, làm thế nào để vừa có thể tận hưởng sự an yên và trong lành, nhưng lại không bị “ngắt kết nối” với thế giới bên ngoài?

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 6.

Theo lời giới thiệu của Đại Hùng, Sùng Minh vốn chỉ là một bãi đất bồi, bao quanh là những đầm lầy lau sậy rộng lớn. Cho nên ở nơi đây, lau sậy được sử dụng trong hầu hết các loại mái nhà. "Sân khấu" hình tròn bên cạnh căn bếp là nơi sử dụng sậy, tre và gỗ tuyết tùng rõ ràng nhất.

Hàng trăm cây tre dài 10m được kết thành một cấu trúc hình kim tự tháp, trở thành mái nhà, lớp ngoài cùng được bao phủ bởi lau sậy. Phần trung tâm của sân khấu được trải sỏi, xung quanh là một vòng ván gỗ tuyết tùng, có thể dùng để ngồi hoặc nằm, tập yoga hoặc thiền, một mình hoặc tụ tập bạn bè xung quanh.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 7.

Ở khu vực phía đông và phía tây của nông trại là những cánh đồng lúa, rơm sẽ được thu thập, bảo quản và chất thành đống sau mỗi mùa vụ. Vào đầu năm nay, Đại Hùng đã xây dựng một ngôi nhà tranh kiểu vọng lâu bên cánh đồng, toàn bộ là một cấu trúc bằng gỗ, nhưng được che phủ bởi mái nhà rơm, giống như một đống cỏ khô khổng lồ.

Ngay cả giữa mùa hè, ngôi nhà tranh vẫn mát mẻ, ngồi ở đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ nông trại và cảnh quan xung quanh.

Chủ nhà còn bật mí, có một căn phòng tuyệt vời dành cho khách trên tầng hai của nhà chính. Sau khi lên cầu thang sẽ là một khoảng đất trống để khách có thể dựng lều, nghỉ ngơi. Các cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn ở phía tây cũng được mở rộng để nhìn ra cánh đồng lúa.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 8.

Thêm vào đó, ở phía đông nông trại còn có một chòi gỗ tuyết tùng hình kim tự tháp, hướng về phía mặt trời mọc, là nơi đón những tia nắng đầu tiên trong ngày.

Theo đó, nông trại này không chỉ là nơi sinh sống của gia đình Đại Hùng, mà còn là chốn “tụ tập” của những vị khách yêu tự nhiên, theo chủ nghĩa bền vững. Họ đến đây gần gũi với thiên nhiên, thư giãn, trò chuyện, tự nấu nướng, hay giúp đỡ các việc vặt trong nông trại.

Bán nhà thành phố, đôi vợ chồng Trung Quốc về quê mua mảnh đất hoang 12.000m2 sống “tự cung tự cấp”: Tự do về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh 9.

Khi lượng khách tăng cao, việc quản lý không tránh khỏi bận rộn hơn. Nông trại cũng có những quy tắc riêng để hoạt động ổn định. Ông chủ cho biết, luôn có những nội quy rõ ràng với những người đến nông trại: Ở đây có trà và cà phê, nhưng bạn phải tự pha; nhà bếp mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng bạn phải tự nấu nướng; nông trại có thể cung cấp các bữa ăn, nhưng do hạn chế về nhân lực và nguồn nguyên liệu, bạn phải đặt trước.

Còn về phần chỗ ở, các quy tắc lại linh hoạt nhiều. Bạn có thể lựa chọn ở trong nhà thuyền, nhà gỗ, thuê lều trong nông trại hoặc mang theo giường riêng, tự dựng trại tuỳ thích.

Theo cách nói của Đại Hùng, điều mà gia đình họ đang khám phá không phải là làm thế nào để canh tác trên đất, mà là làm thế nào để tồn tại trong tự nhiên và làm thế nào để sống “thuận theo tự nhiên” trong xã hội hiện đại.

(Theo Zhihu)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên