Bận rộn cả ngày chỉ chứng tỏ năng lực bạn yếu kém: Như Bill Gates và Warren Buffet, "Có ngày tôi chỉ ngồi không"
Là hai trong số những tỷ phú giàu nhất hành tinh nhưng Bill Gates và Warren Buffet luôn cho rằng: Sự giàu có không tích lũy bằng cách bận rộn.
- 09-03-2019Nhận ra tiểu nhân hay quân tử, tri kỷ hay kẻ đâm sau lưng chỉ bằng 1 chữ: TIỀN - hóa ra bản chất của một con người lại dễ dàng bị "bóc trần" đến thế!
- 05-03-2019Lấy được người phụ nữ có đủ 3 đặc điểm này chính là gặp trúng "quý nhân", đàn ông giàu nghèo đến mấy đều muốn theo đuổi
- 02-03-2019Nghĩ mà không hành động, phàn nàn mà không "vùng lên", đó là sự khởi đầu cho quá trình trì trệ và là nguyên nhân khiến bạn muôn đời nghèo
Bận rộn nhưng không hiệu quả
Một vài năm trước, Bill Gates và Warren Buffett đã cùng xuất hiện trên một chương trình truyền hình của Charlie Rose. Họ nói về tình bạn của họ và khá nhiều chủ đề đáng suy ngẫm khác, một số trong đó xoay quanh vấn đề "làm việc bận rộn cả ngày". Tỷ phú Warren Buffett đã công khai lịch trình của mình chỉ nằm trong một cuốn lịch nhỏ xíu có kích thước bằng hai ngón út với vài ba cuộc họp lẻ tẻ chứ không phải một danh sách dài dằng dặc trên điện thoại như người ta vẫn tưởng.
Bill Gates cũng đồng thời cho rằng: "Đôi khi, để bản thân hoàn toàn rảnh rỗi một chút cũng chẳng sao". Ông chia sẻ bản thân thường xuyên ngồi không mà chẳng làm gì, không điện thoại, không họp hành, không sách báo. Chỉ ngồi và nghĩ mà thôi.
Điều này có vẻ trái ngược với hầu hết chúng ta, những người quen bận rộn tận dụng đến từng tích tắc còn lại trong ngày. Trên máy bay thì chúng ta tranh thủ đọc sách, trước khi đi ngủ thì cố cập nhật thêm tin tức trên tivi... Tuy nhiên, đa số những lần "bận rộn" như thế lại chẳng đem lại ích lợi gì đáng kể vì chúng ta chỉ đơn thuần bận rộn mà chẳng tạo ra năng suất hay hiệu quả nào.
Trong khi đó, Gates và Buffett là hai trong số những người giàu nhất hành tinh, nhưng họ không tích lũy sự giàu có bằng cách bận rộn. Họ không cố lấp đầy mỗi phút mỗi ngày bằng vô vàn việc trên đời mà luôn dành cho mình thời gian rảnh rỗi. Chẳng hạn như Bill Gates, ông nổi tiếng vì luôn nghỉ hai tuần mỗi năm để về ngôi nhà bí mật bên bờ sông của mình, chẳng làm gì mà chỉ ngồi suy ngẫm về Microsoft và tương lai. Tương tự như vậy, Warren Buffet cũng duy trì "thú vui" hầu như mỗi ngày của mình chỉ để ngồi không và nghĩ ngợi.
Tận dụng năng lực để thoát khỏi bận rộn
Trong quá khứ, một người có thể trở thành lãnh đạo là vì họ hiểu biết nhiều hơn người khác. Còn trong tương lai, muốn trở thành lãnh đạo, chúng ta nhất định phải có tầm nhìn, giá trị và mục tiêu chung để dẫn dắt tất cả mọi người.
Có người cho rằng, làm lãnh đạo mà bận rộn cả ngày, chỉ sợ thiếu bóng mình một phút cũng ảnh hưởng hết nghiệp vụ của công ty thì chứng tỏ bản lĩnh quản lý của người đó có vấn đề. Chính vì năng lực không đủ cho nên người làm lãnh đạo mới không thể dẫn dắt tất cả mọi người hoàn thành công việc, để bản thân luôn ngập đầu với mọi rắc rối.
Nên biết rằng, một nhà lãnh đạo chân chính không nhất thiết phải có tài năng xuất chúng nhưng bù lại, anh phải hiểu được sự trân trọng, khả năng ủy quyền và trao đổi tín nhiệm với những người xung quanh. Có như thế, người lãnh đạo mới có thể tập hợp được sức mạnh đoàn kết của tất cả mọi người, đẩy cao năng suất và hiệu quả lao động, từ đó gia tăng giá trị con người.
Nhà lãnh đạo nào cũng chỉ là một người bình thường, không thể có ba đầu sáu tay, một mình làm tất cả mọi việc. Không ai có thể vĩnh viễn gánh vác hết mọi vấn đề, cho nên, chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình những phụ tá đắc lực, đào tạo cho họ khả năng góp phần quản lý và điều hành các hoạt động của công ty.
Có rất nhiều người bản lĩnh mạnh mẽ, tài năng nổi bật, nhưng theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo quá mức và cho rằng chỉ có bản thân mình mới làm tốt được công việc. Kiểu người thích tự mình làm mọi thứ như vậy thì cho dù kết quả đạt được xuất sắc đến mấy, họ vẫn không thể trở thành một lãnh đạo giỏi giang.
Tự mình bận rộn không phải cách làm đúng đắn của một nhà lãnh đạo.
Muốn làm được việc lớn và gặt hái thành công lớn, một nhà lãnh đạo không chỉ biết cách điều hành công việc mà còn phải biết cách quản lý con người. Tất cả các vấn đề của doanh nghiệp đều xuất phát từ nền tảng của nhân sự. Mà vấn đề cốt lõi của nhân sự chính là khả năng phát triển.
Để có thể không ngừng vươn lên, toàn bộ doanh nghiệp phải hòa vào dòng chảy tăng trưởng mà nền tảng đi đâu phải là sự phát triển lớn mạnh của nhóm lãnh đạo cấp cao. Một đoàn tàu muốn chạy nhanh thì phụ thuộc tất cả vào động cơ đầu máy. Một xí nghiệp muốn gia tăng tốc độ phát triển phải không ngừng cải thiện bộ máy quản lý cấp cao của mình.
Người ta có câu: Không có ngành nào thiếu tiền, chỉ có người không tìm đúng phương pháp khai thác; không có nhân viên nào vô dụng, chỉ có lãnh đạo chưa biết cách dẫn dắt sức mạnh của mỗi cá nhân. Nếu một mình lãnh đạo là người duy nhất bận rộn với công việc, vội vàng tính toán sổ sách, chăm lo từ trên xuống dưới, từ đầu đến cuối toàn bộ công ty, họ lấy đâu ra thời gian để hoạch định những chiến lược phát triển vĩ mô sau này?
Thay vì chìm trong bận rộn, hãy bắt đầu tận dụng năng lực của những người xung quanh. Đừng là một lãnh đạo bận rộn nhất, hãy trở thành lãnh đạo hiệu quả nhất!