MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán trái cây nhập khẩu rẻ bèo, siêu thị lớn có "chiêu" gì?

20-04-2017 - 09:35 AM | Thị trường

Nhiều siêu thị ở Hà Nội đang bán các loại táo nhập khẩu từ Pháp, Mỹ với giá khó tin, chỉ từ 40.000 đồng/kg, chênh với cửa hàng hoa quả nhập khẩu từ 100.000-200.000 đồng/kg.

Tại siêu thị Big C Thăng Long, trái cây nhập khẩu có giá rẻ giật mình so với các siêu thị khác, cũng như các cửa hàng chuyên bán hoa quả nhập khẩu.

Cụ thể, táo Gala Newzeland chỉ có giá 49.900 đồng/kg; táo Golden Delicious xuất xứ Pháp chỉ 39.900 đồng/kg; táo Fuji Pháp chỉ có giá 45.900 đồng/kg; lê Nam Phi giá 79.900 đồng/kg; táo Gala Mỹ có giá 69.900 đồng/kg…

Không chỉ táo mà một số loại quả khác như kiwi, nho… cũng được siêu thị bày bán rất nhiều, với mức giá chỉ từ 50.000- 100.000 đồng/kg.


Táo Pháp, chỉ có giá 39.900 đồng/kg

Táo Pháp, chỉ có giá 39.900 đồng/kg

Tuy nhiên, tại các cửa hàng hoa quả nhập khẩu, các loại trái cây trên có giá cao gấp 3-4 lần. Cùng loại táo Fuji Mỹ nhưng ở cửa hàng nhập khẩu có giá lên tới 200.000 đồng/kg; táo Golden Delicious 179.000 đồng/kg; táo Gala Mỹ 129.000 đồng/kg.

Vì vậy hoa quả nhập giá rẻ tại siêu thị làm khách hàng vừa mua vừa nghi ngờ, thắc mắc.


Hoa quả nhập khẩu ngày càng rẻ

Hoa quả nhập khẩu ngày càng rẻ

Có mặt tại đây, chị Thanh Bình (Thanh Xuân) chia sẻ: "Giá hoa quả nhập khẩu chỉ ba bốn chục nghìn là điều hiếm thấy. Tôi không nghĩ có mức giá rẻ như vậy. Thấy mọi người mua đông nên tôi cũng mua thử vài cân xem sao, song tôi cũng băn khoăn không hiểu vì sao giá lại rẻ như vậy? Không biết liệu xuất xứ, chất lượng có vấn đề hay không?"

Lý giải về việc giá trái cây nhập khẩu chênh nhau khá lớn giữa siêu thị và cửa hàng hoa quả, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, ngay tại thị trường các nước xuất khẩu trái cây như Pháp, Mỹ, Úc… giá cả các loại trái cây cũng có những chênh lệch gấp nhiều lần. Cùng một loại táo nhưng chất lượng khác nhau nên mức giá khác nhau.

Lý giải về mức giá rẻ của trái cây nhập khẩu, ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc Quan hệ Công chúng Big C cho biết: “ Chúng tôi luôn không ngừng chủ động tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung; tối ưu hóa công tác vận chuyển, kho vận, hậu cần và hạn chế tối đa các yếu tố trung gian làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.


Do đó, một số loại táo nhập khẩu tại Big C hiện nay có giá cạnh tranh trên thị trường là do chúng tôi hạn chế được một số khâu trung gian trong nhập khẩu và có nhiều sự lựa chọn hơn về nguồn cung cấp”.

Do đó, một số loại táo nhập khẩu tại Big C hiện nay có giá cạnh tranh trên thị trường là do chúng tôi hạn chế được một số khâu trung gian trong nhập khẩu và có nhiều sự lựa chọn hơn về nguồn cung cấp”.

Trước những nghi ngờ về chất lượng của trái cây nhập khẩu giá rẻ, ông Nguyên khẳng định, trái cây nhập khẩu tại siêu thị Big C được kiểm soát theo đúng qui định của nhà nước về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

“Các loại trái cây được chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ những nhà xuất khẩu có uy tín hoặc được cung cấp bởi các nhà nhập khẩu uy tín trong nước. Tất cả đều tuân thủ các qui định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước, có nguồn gốc xuất xứ, có giấy tờ hải quan”, ông Nguyên cho hay.


Trong khi siêu thị bán giá rẻ, các cửa hàng hoa quả nhập khẩu vẫn bán giá đắt gấp ba bốn lần.

Trong khi siêu thị bán giá rẻ, các cửa hàng hoa quả nhập khẩu vẫn bán giá đắt gấp ba bốn lần.

Còn đại diện siêu thị Co.opmart cho biết, mùa này sản lượng táo Mỹ rất lớn và thuế nhập khẩu lại được giảm, nên nhà cung cấp của siêu thị nhập khẩu số lượng lớn, được giá tốt.

Việc giảm giá một số sản phẩm ở một thời điểm nhất định là chiến lược thu hút khách hàng của mỗi đơn vị bán lẻ, dưa trên các nguyên tắc cung cầu, mùa vụ và thế mạnh riêng của từng đơn vị.

“Nếu bạn quan sát, sản phẩm táo Mỹ được kinh doanh quanh năm tại Co.opmart và giá cũng dao động theo mùa, theo chương trình khuyến mãi của siêu thị chứ không cố định cả năm. Việc nhập khẩu sản phẩm này được Co.opmart ký kết với đơn vị nhập khẩu uy tín đảm bảo các thủ tục pháp lý như tờ khai hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa, giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, … để đảm bảo chất lượng, an toàn và không bị trộn hàng”, đại diện Co.opmart khẳng định.

Để đảm bảo khách quan, Co.opmart thường xuyên phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất các nhà cung cấp này, nếu phát hiện sai phạm, trộn hàng, không chứng minh được nguồn gốc sản phẩm sẽ bị chế tại rất nặng và buộc rút toàn bộ sản phẩm ra khỏi hệ thống. Do đó, khi mua sản phẩm này tại hệ thống siêu thị Co.opmart, người tiêu dùng có thể yên tâm về xuất xứ, chất lượng và giá cả của sản phẩm.

Đại diện siêu thị cũng khẳng định không chạy theo xu hướng giá rẻ mà bất chấp chất lượng sản phẩm.

“Tỉ lệ trái cây của Co.opmart chủ yếu hơn 90% là trái cây nội địa, chỉ 10% nhập khẩu. Đặc biệt, dù hấp lực lợi nhuận rất lớn từ rau củ quả Trung Quốc, hệ thống siêu thị cho đến nay vẫn kiên quyết không kinh doanh nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc do sản phẩm này dù giá rẻ, dễ bán nhưng nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe người tiêu dùng rất cao.

Tuy nhiên, theo một người có kinh nghiệm về hoa quả nhập khẩu, cùng một loại táo Envy nhập khẩu, song khi được bán với giá cao nhất 230-250.000 đồng/kg, người mua sẽ cảm nhận vị ngon ngọt giòn tan của trái táo, đó là lúc táo mới nhập, có chất lượng tốt nhất. Còn khi táo được giảm xuống một nửa, về khoảng 130.000 đồng/kg thì tức là đã qua thời gian bảo quản lạnh nhiều tuần. Vị ngon đã giảm nhiều. Đến lúc giá xuống vài chục ngàn đồng/kg thì khách chấp nhận ăn táo Envy đã chín bở, không còn vị giòn đặc trưng. Đó là lúc người bán hạ giá hết nấc để giải phóng hàng, nhập mới. Ngay tại các siêu thị cũng có những thời điểm bán táo nhập giá vài trăm ngàn chứ không phải lúc nào cũng chỉ vài chục ngàn mỗi kg.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng hoa quả nhập khẩu của Việt Nam tháng 3/2017 tăng đột biến, đạt 12 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm Việt Nam đã chi 171 triệu USD (gần 4.000 tỷ đồng) để nhập hoa ngoại từ các nước như Mỹ, Australia, New Zealand… tăng gần 52% so với cùng kỳ 2016.

Theo Thùy An

Infonet

Trở lên trên