"Bạn vẫn còn trẻ", câu nói ngọt ngào nhưng lại hủy hoại tương lai của vô số người: Muốn làm việc lớn, hãy nghe thôi, đừng tưởng thật
Còn trẻ, còn khỏe mà không "ác" với bản thân, không ép mình nỗ lực, cố gắng, tương lai sẽ phải trả giá đắt.
- 06-04-2020Những người phụ nữ sống thọ và trẻ lâu thường dậy sớm làm 4 việc và thực hiện nguyên tắc "3 ÍT - 3 NHIỀU" này khi ở tuổi 45
- 03-04-2020WHO tái cảnh báo: Trẻ em, người dưới 60 tuổi và không có bệnh nền vẫn có thể mắc Covid-19
- 02-04-2020Mỹ: Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi tử vong vì Covid-19
Nhiều lúc, những lời mà chúng ta nói có thể là chân thành nhưng chưa chắc đã chân thực, mà chỉ mang mục đích hy vọng người nghe cảm thấy thoải mái hơn mà thôi.
Ví dụ, khi chúng ta tới bệnh viện thăm hỏi bệnh nhân, dù biết người đó mắc bệnh hiểm nghèo không còn nhiều thời gian nữa, nhưng vẫn sẽ an ủi rằng "bạn phải cố gắng ăn uống để nhanh bình phục, còn phải cùng tôi đi du lịch nữa chứ"…
Hay có người tâm sự với bạn cuộc sống và công việc vất vả, cảm thấy mơ hồ trước hiện tại và vô vọng với tương lai. Ngoài những lời khuyên tích cực, chúng ta còn thường an ủi họ rằng "bạn vẫn còn trẻ mà, mọi thứ cứ từ từ".
Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây là những câu nói đại loại như "bạn vẫn còn trẻ" chúng ta chỉ nên nghe thôi, tuyệt đối đừng tưởng thật. Bởi đây chỉ là lời động viên, quan tâm của người khác đối với bạn mà thôi.
01 Rất nhiều người sống "bất hảo" chỉ vì câu nói này
Tại sao "bạn vẫn còn trẻ" chỉ nên nghe đừng tưởng thật?
Rất nhiều người sở dĩ sống không tốt là vì chính câu nói này. "Bạn vẫn còn trẻ" đồng nghĩa với điều gì?
Đồng nghĩa với việc chúng ta có nhiều cơ hội và khả năng; Đồng nghĩa với việc dù chúng ta không có gì trong tay, là một kẻ vô tích sự, chẳng làm nên trò trống gì là điều có thể hiểu được.
Nhưng thực tế lại không tốt như những gì chúng ta suy nghĩ và tưởng tượng.
Khi còn trẻ, mặc dù ít bị ràng buộc, chi phí thử sai thấp, có điều kiện xông pha và buông bỏ mọi lúc mọi nơi. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể thường xuyên phạm sai lầm.
Thanh xuân vẻn vẹn vài năm, bạn va đập chỗ này, gục ngã chỗ kia, không thể nhanh chóng bước vào quỹ đạo, thì dù mai này có nhiều cơ hội và khả năng đến mấy cũng không còn thiết thực nữa.
Thẳng thắn mà nói, rất nhiều người dù đã vấp phải trắc trở nhưng vẫn không thể tốt lên hoặc trưởng thành hơn. Ngược lại ngày càng nản chí, mất đi rất nhiều cơ hội. Thậm chí có nhiều người vấp ngã một lần nhưng phải mất cả đời để trị thương.
Tiếp theo là vấn đề vê tâm thái.
Khi bạn đang khổ não vì hiện trạng bất hảo của mình, có người sẽ an ủi bạn rằng "bạn vẫn còn trẻ".
Lúc đó, tâm thái của bạn sẽ có sự thay đổi, từ lo lắng bất an thành yên tâm thoải mái. Bạn sẽ cho rằng, tình trạng của mình là có thể hiểu được, vì mình vẫn còn trẻ, rất nhiều người khi còn trẻ cũng những vậy.
Điều này vô cùng chí mạng, bởi khi ai đó tìm được lý do hợp lý cho những yếu điểm của mình, hậu quả sẽ rất khó lường.
Trên thực tế, bất cứ sự thành công nào cũng không phải một lần là xong, không phải cứ đến độ tuổi nhất định nào đó là có thể thành công. Nếu bạn không nỗ lực thay đổi hiện trạng, mọi thứ sẽ chỉ giậm chân tại chỗ. Đến khi về già, bạn vẫn là kẻ vô tích sự, mọi việc vẫn chẳng đâu vào đâu.
Đó mới là chân tướng.
Bởi vậy mới nói "bạn vẫn còn trẻ", nghe rất ấm lòng nhưng thực chất là một con dao hai lưỡi. Vừa mang tính chất an ủi, cho người khác sức mạnh nhưng lại vừa thôn tính và đánh lừa người khác.
02 Hãy nỗ lực khi chưa quá muộn, còn trẻ, còn khỏe tuyệt đối đừng lười nhác
Cổ nhân có câu: "Trẻ lười biếng, già bi thương". Câu nói chí lý này không những lưu truyền thiên cổ mà đến nay vẫn đầy sức thuyết phục, khiến nhiều người phải suy nghĩ và cảnh giác.
Không ít người hoang phí tuổi trẻ, đến khi về già đều vô cùng hối hận. Họ hối hận vì khi còn trẻ họ quá yên phận, sống mơ màng như một kẻ say, không nỗ lực nâng cao giá trị bản thân. Thay vào đó họ chỉ biết vui chơi và hưởng thụ.
Thế rồi, chỉ trong nháy mắt họ bước sang tuổi 30, đột nhiên phát hiện bản thân tụt hậu hơn so với thời đại và những người cùng trang lứa khác. Lúc này, dù muốn rượt đuổi nhưng sức cùng lực kiệt, không còn cơ hội để phất lên nữa. Điều này chứng tỏ gì?
Chứng tỏ rằng, phải nỗ lực khi chưa quá muộn, còn trẻ, còn khỏe tuyệt đối không được lười nhác. Bởi mọi sự lười nhác đều phải trả giá đắt trong tương lai.
Tôi tin rằng, rất nhiều người sẽ có cảm nhận sâu sắc về điều này. Một ngày nào đó, có thể họ sẽ nghĩ rằng, nếu như lúc đầu có thể cố gắng, nỗ lực hơn một chút, thì cuộc sống hiện giờ có thể sẽ không gian nan như vậy.
Trên thực tế, những ví dụ về người có tài nhưng thành đạt muộn, sở dĩ họ có thể bung lụa ở tuổi trung niên không hề là ngẫu nhiên mà là tất nhiên.
Lý do là bởi khi họ còn trẻ, họ đã rất nỗ lực, họ không hề lãng phí thời gian. Vậy nên có tài nhưng thành đạt muộn thực chất là do nước chảy thành sông, khổ tận cam lai.
Tô Tuân một trong 8 nhà văn lớn thời Đường chính là một ví dụ về người tài những thành đạt muộn. Hơn 50 tuổi sau khi cùng hai con trai là Tô Thức và Tô Triệt lên kinh dự thi, ông mới bắt đầu có danh tiếng.
Thời còn trẻ, Tô Tuân cũng là một người sống vất vưởng, không có chủ đích. Nhưng đến năm 27 tuổi, ông nhận ra sai lầm, quay đầu làm lại. Ông chăm chỉ đèn sách bắt đầu vươn lên.
Mặc dù đi thi nhiều lần không đỗ, nhưng ông không hề nản chí. Hàng ngày ông vẫn miệt mài đèn sách, kiên trì cho tới ngày thành công.
Từ cổ chí kim, không ai có thể thành công một cách tùy tiện, cũng không ai được cuộc sống ban ân huệ một cách dễ dàng.
Còn trẻ, còn khỏe mà không "ác" với bản thân, không ép mình nỗ lực, cố gắng, tương lai sẽ phải trả giá đắt. Do vậy, đừng nhẹ dạ cả tin vào câu nói "bạn vẫn còn trẻ", nghe thôi đừng tưởng thật.
Còn trẻ không tạo dựng thứ mà mình muốn, đến khi về già sẽ phải mệt mỏi ứng phó với cuộc sống mà mình không mong muốn. Xin hãy nhớ rằng, còn trẻ là điều tốt, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng mình vẫn còn trẻ.
Trí thức trẻ