Bánh phồng tôm tăng giá gấp đôi báo hiệu lạm phát đang đe dọa nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
Những chiếc bánh chiên giòn thường được ăn trong bữa cơm của người Indonesia có giá gấp đôi kể từ tháng tới, một trong những dấu hiệu mới nhất cho thấy lạm phát đang len lỏi vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
- 19-04-2022Chọn cô ca sĩ 27 tuổi làm người phát ngôn cho G20, Indonesia gây ra một làn sóng tranh cãi
- 25-02-2022Trận động đất mạnh 6.2 độ Richter xảy ra ở Indonesia, rung chuyển các tòa nhà ở Singapore
- 10-02-2022Indonesia: Đường sắt cao tốc do Trung Quốc xây ì ạch, phải chờ đến... 40 năm mới sinh lời?
- 20-01-2022Indonesia ghi nhận hơn 14.500 trường hợp ngược đãi trẻ em năm 2021
- 13-01-2022Indonesia tuyên bố vẫn tiếp tục cấm xuất khẩu than
"Kerupuk" là món ăn phổ biến ở Indonesia. Nó được đặt theo âm thanh giòn tan khi một người cắn chiếc bánh phồng tôm. Tuy nhiên, mặt hàng này sẽ tăng giá lên 2.000 rupial (0,14 USD) mỗi túi kể từ ngày 6/5 so với mức giá 1.000 rupial hiện tại. Đây là thông tin vừa được Hiệp hồi phồng tôm Jakarta cho biết. Theo nhóm này, chi phí sản xuất tăng gấp đôi do giá dầu ăn và gia vị tăng cao buộc các nhà sản xuất phải tăng giá.
Nhà kinh tế Wellian Wiranto của Oversea-Chinese Banking Corp cho biết: "Việc tăng giá phồng tôm cho thấy nguy cơ lạm phát có thể ảnh hưởng tới những người bình thường thông qua những món hàng quen thuộc nhất. Sự xáo trộn có thể xảy ra khi giá cả tăng bất thường".
Thực tế, tình hình lạm phát của Indonesia có thể trở nên tồi tệ hơn khi chính phủ tăng giá nhiên liệu lên 40% trong tháng này. Nó có thể ảnh hưởng tới giá xăng, dầu diesel và khí đốt, vốn được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống.
Theo Wiranto, rủi ro lạm phát có thể khiến Ngân hàng Trung ương Indonesia phải để tâm và có thể tăng lãi suất. Dự kiến, cơ quan này sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong cuộc họp ngày 19/4 nhưng có thể bắt đầu thắt chặt lãi suất vào tháng 5, sớm hơn so với kỹ vọng của thị trường khi cho rằng việc tăng lãi sẽ chỉ diễn ra vào cuối năm.