MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Đức: Những yếu tố vĩ mô khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn, có tiềm năng thăng hạng thành "mới nổi" trong vài năm tới

Ảnh: Getty Images/Andy Le

Ảnh: Getty Images/Andy Le

"Một trong số những điều khiến các nhà đầu tư đánh giá cao thị trường chứng khoán Việt Nam, chính là Chính phủ đang nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của sàn giao dịch chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế" - Börse Online nhận định.

"Giai đoạn ảm đạm ở Thành phố Hồ Chí Minh đã qua. Trung tâm kinh tế tài chính của Việt Nam đang vào đà tăng trưởng trở lại" - Börse Online, trang tin tài chính của Đức viết. "Nguy cơ suy thoái dường như đã được ngăn chặn".

Vào đầu tháng 10, các nhà chức trách đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. 76% người dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện đã được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ tiêm chủng cao cũng đạt được ở các thành phố và khu vực khác. Theo Chính phủ, Việt Nam đã có sự thay đổi trong chiến lược. Thay vì "Zero-Covid", giờ đây Việt Nam chuyển sang "Sống chung với dịch".

"Dẫu sao, giai đoạn giãn cách xã hội đã khiến GDP quý 3 sụt giảm tới hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước lùi về kinh tế lớn nhất của Việt Nam kể từ khi bắt đầu Đổi Mới" - Börse Online bình luận.

Cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và các tỉnh như Đồng Nai hay Bình Dương, người lao động đã quay trở lại làm việc. 

Trang tin này đề cập đến việc, Chính phủ Việt Nam đang cổ phần hóa một phần các doanh nghiệp quốc doanh và niêm yết các công ty này trên sàn chứng khoán. Điều này góp phần khiến Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là lý do tại sao các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chẳng hạn như Nike và Unilever lạc quan ngày càng tăng trong . Họ kỳ vọng có thể bù đắp những thiệt hại liên quan đến đại dịch trong những tháng tới và đóng các chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Tiến tới thị trường mới nổi

Theo trang tin Đức, giống như các nhà đầu tư vốn cổ phần, các nhà đầu tư trực tiếp cũng tin rằng, Việt Nam, vốn đang được coi là thị trường cận biên, sẽ trở thành một thị trường mới nổi chỉ trong vài năm tới. Börse Online dẫn chứng rằng LG Display mới đây đã đầu tư 1,4 tỷ USD vào việc mở rộng cơ sở sản xuất tại Hải Phòng. Nestlé và công ty Thụy Điển Tetra Pak cũng đang mở rộng sản xuất.

"Các công ty nước ngoài không đến Việt Nam sản xuất để xuất khẩu chỉ vì giá nhân công rẻ. Bản thân quốc gia này hứa hẹn sẽ là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn. Yếu tố nhân khẩu học thuận lợi: 68% trong số 97 triệu dân ở độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi, và hàng năm có 1,5 triệu người tham gia thị trường lao động" - Börse Online viết.

Thu nhập và tiền lương ở Việt Nam cũng đã tăng theo thời gian. Theo Germany Trade & Invest 2020, thu nhập bình quân hàng năm ở Việt Nam là gần 1.526 EUR - cao gấp đôi so với năm 2012. Vào năm 2030, con số này có thể là 5.156 EUR.

Một điều nữa mà các nhà đầu tư cũng đang đánh giá cao ở Việt Nam, chính là Chính phủ đang nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của sàn giao dịch chứng khoán đối với sự phát triển kinh tế. 

Chỉ riêng các ngân hàng không thôi thì không đủ để dẫn vốn cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi thị trường vốn phát triển. Nếu như chỉ có 24 công ty được niêm yết vào năm 2004, thì hiện nay, 745 công ty đang được niêm yết. Vào cuối năm 2020, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt là 160 tỷ EUR.

Hoàng Hà

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên