Báo Trung Quốc: Điểm nóng du lịch Việt Nam đang hồi sinh như thế nào?
Các hãng hàng không, đường sắt và các công ty xe bus đã mở lại các tuyến nội địa sau nhiều tuần hạn chế. Nhiều trang web du lịch đang trở lại trên đường mỗi ngày, từ Hoàng thành ở Huế, cáp treo ở Sapa đến động Phong Nha.
- 10-05-2020[Khảo sát] Vì sao tới 90% khách Trung Quốc muốn đi du lịch hậu Covid-19 chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu?
- 07-05-2020Tổng thống Donald Trump: Sẵn sàng tặng Việt Nam một số máy thở để hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19
- 05-05-2020Chủ tịch KPMG Việt Nam: Khi vượt qua dịch Sars, Việt Nam đã phát triển thời kỳ hoàng kim ngay sau đó!
Sau nhiều tuần "ngủ đông" ở Hà Nội, Kim Gordhan, người gốc Nam Phi, và hai người bạn gái đã bay vào Hội An vào đầu tháng 5. Họ được "bật đèn xanh" để có thể đi du lịch nội địa Việt Nam. Họ đi du lịch vào kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 vì vài ngày trước đó, Chính phủ bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế về di chuyển và cho phép các doanh nghiệp hồi sinh du lịch nội địa.
"Chúng tôi không muốn giống như những người nước ngoài khác. Họ đi du lịch sớm nhất có thể dù biết biết rằng đó là rủi ro và có thể khiến người khác gặp nguy hiểm', Gordhan, 24 tuổi, một giáo viên tiếng Anh cho biết. "Nhưng đến đây, và khi đã thấy cũng có đông người ở đây, tôi cảm thấy ổn hơn một chút".
Hàng trăm du khách Việt Nam đã chen chúc bên sông Thu Bồn vào ngày 2/5, gần nơi ba cô gái đang uống bia thủ công ở khu vực Phố cổ Hội An, chụp ảnh trên cầu đi bộ, bước lên những chiếc thuyền gỗ được treo đèn lồng lụa đầy màu sắc.
Kim Gordhan (phải) đi từ Hà Nội đến Hội An cùng các đồng nghiệp vào đầu tháng 5. Ảnh: Patrick Scott
Trần Nga, 30 tuổi, ngồi cùng bạn bè trên những chiếc ghế nhựa nhỏ gần bờ sông uống nước dừa. Cô đã có 4 ngày nghỉ lễ. Cô làm việc tại một nhà máy lọc dầu khí. 4 giờ chiều ngày 30/4, cô quyết định bắt xe giường nằm qua đêm để đi từ Thanh Hóa đến Hội An.
"Tôi nghĩ là mọi người ở Việt Nam vẫn còn cảnh giác với virus corona và không đi du lịch quá đông, vì vậy đây sẽ là thời điểm tốt để tôi tìm nơi nào đó yên tĩnh", cô nói khi các cặp vợ chồng trẻ, gia đình và các nhóm bạn đi ngang qua.
"Không có gì phải lo lắng, vì Chính phủ của chúng tôi đang làm tốt. Họ đã cách ly nhiều người mà họ nghi ngờ có coronavirus", cô nói.
Du khách Việt Nam ở Phố cổ Hội An sau khi các hạn chế di chuyển được dỡ bỏ. Ảnh: Patrick Scott
Việt Nam đã cách ly hàng chục ngàn người từng tiếp xúc với virus, ghi nhận chưa tới 300 trường hợp dương tính Covid-19 và không có trường hợp tử vong nào tính đến thời điểm hiện tại. Điều đó đã dẫn đến việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hồi sinh ngành du lịch. Các hãng hàng không, đường sắt và các công ty xe bus đã mở lại các tuyến nội địa sau nhiều tuần hạn chế. Nhiều trang web du lịch đang trở lại trên đường mỗi ngày, từ Hoàng thành ở Huế, cáp treo ở Sapa đến Động Phong Nha.
Tuy nhiên, lượng khách ở Hội An vẫn không thể so sánh với du lịch thường ngày trước khi dịch xảy ra. Đối với một thành phố mà ngành chính là du lịch và 75% trong số 5,35 triệu khách du lịch năm ngoái là người nước ngoài, thì tác động là rất lớn khi Việt Nam kiểm soát việc nhập cảnh rất gắt gao.
Mặc dù không khó để tìm phòng tại nhà dân hoặc khách sạn, hoặc nhà hàng để ăn một chiếc bánh mì hay ăn cao lầu, song, nhiều doanh nghiệp phục vụ khách du lịch quốc tế vẫn đóng cửa, bao gồm một số khu nghỉ dưỡng và nhà điều hành tour du lịch, cũng như hàng trăm cửa hàng may đo, khiến hàng ngàn người mất việc.
Thứ hai là ngày đầu tiên chị Phạm Thị Thu Xiêm quay trở lại bán vòng tay đính cườm tại bãi biển An Bàng. Trong thời gian giãn cách xã hội, chị ở nhà với con cho đến khi trường mở cửa trở lại vào ngày 4/5. Giờ đây hầu như không có khách nước ngoài.
Chị Phạm Thị Thu Xiêm đã trở lại làm việc tại bãi biển An Bàng ở Hội An. Ảnh: Patrick Scott
Trước đại dịch, chị Xiêm cho biết chị có thể bán 15 chiếc vòng tay mỗi ngày. Bây giờ, có lẽ không bán được gì, chị nói. Chị hy vọng du lịch sẽ trở lại sớm. Trong khi đó, chị sẽ phải vay tiền để trang trải.
Giống như chị Xiêm, các chủ khách sạn, nhà hàng và nhà điều hành tour du lịch ở Hội An cho biết họ không mong đợi nhiều từ khách du lịch trong nước, vì đại dịch toàn cầu vẫn tồn tại và kỳ nghỉ hè của Việt Nam được rút ngắn để bù giờ học ở trường.
Họ cũng cho rằng người phương Tây từ châu Âu và Hoa Kỳ sẽ được phép quay lại trong năm nay, và dự đoán sự trở lại của khách du lịch từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan ngay sau tháng 7 - mặc dù chính phủ chưa cho biết khi nào du lịch quốc tế sẽ tiếp tục.
Một số khu nghỉ dưỡng như Victoria Hội An Resort vẫn vắng vẻ. Ảnh: Patrick Scott
"Từ giờ cho đến cuối năm nay, chúng tôi không có nhiều khách đặt phòng", ông Phạm Vũ Dũng, chủ của Rose Travel Service với 3 khách sạn ở Hội An và cung cấp dịch vụ tham quan các khu vực như di tích như Thánh điện Mỹ Sơn và lặn với người Chăm.
Nếu có một điểm tích cực của việc giãn cách xã hội với ngành du lịch, thì đó là những doanh nhân địa phương như Phạm Vũ Dũng - một phần của mạng lưới du lịch nhỏ nhưng đang phát triển bền vững - đã có thời gian tập trung vào các dự án sẽ cung cấp cho du khách nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường hơn khi họ quay trở lại. Một ví dụ là một khu vườn hữu cơ và phân bón, công ty của ông đã bắt đầu trồng từ năm ngoái và hiện đang mở rộng từ 3.000 lên hơn 4.000 mét vuông.
Khu vườn tươi tốt với nhiều loại cây trái như xoài, đu đủ, mít, hạt bắp, rau và nhiều hơn nữa... Ông Dũng dự định mở một nhà hàng hữu cơ, tiếp tục các tour du lịch và mở lại ít nhất một trong những khách sạn của mình, Hội An Chic, khi kỳ nghỉ hè của học sinh bắt đầu vào giữa tháng 7, hoặc sớm hơn nếu các chuyến bay quốc tế trong khu vực được nối lại trước đó.
Những người đi phượt ngồi cà phê ở Phố cổ Hội An. Ảnh: Patrick Scott
Các doanh nghiệp khác, những đơn vị phụ thuộc vào người nước ngoài, đang nâng cấp để chiếm lĩnh thị trường. Khi du lịch bắt bị đóng băng với những hạn chế du lịch vào tháng 3, Mango Group đã tạm thời đóng cửa bốn nhà hàng Phố cổ và mở Urban Fresh - một trong số ít nhà hàng hiện đang mở có phục vụ các món ăn phương Tây - với thực đơn rẻ hơn.
Tập đoàn này cho 260 trên tổng số 280 công nhân của họ nghỉ phép không lương, và những người này đã đồng ý cắt giảm lương để ra mắt Urban Fresh vào ngày 24/3. Sau đó, họ chuyển sang hình thức take-away cho đến khi Việt Nam giảm bớt giãn cách xã hội vào ngày 23/4.
Ông Phạm Vũ Dũng đang mở rộng một khu nông trại hữu cơ mới. Ảnh: Patrick Scott
Chúng tôi muốn chiến đấu đến cùng nếu có thể nên tôi nói: "Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng trong một tháng và tôi đảm bảo với bạn, dù chúng ta có kiếm được tiền hay không, tôi cũng sẽ trả lương cho bạn", Ben Attwater, Quản lý của Mango Group nói. "Chúng tôi đã đạt được những gì chúng tôi muốn và hy vọng tháng tới chúng tôi có thể trả lương nhân viên cao hơn một chút".
Để thu hút khách du lịch trong nước, Urban Fresh đã thêm tiếng Việt vào thực đơn và trang Facebook của mình. Họ cũng sẽ thêm nhiều món ăn châu Á. Công ty cũng đang xem xét mở lại các phòng Mango Rooms và nhà hàng Mai Fish vào cuối tuần trong một tháng, với nhiều thực đơn mới để thu hút du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
"Điều tích cực mà chúng ta có thể nói bây giờ là: Đây là thời điểm tuyệt vời để đến và chiêm ngưỡng sự quyến rũ thầm lặng mà Hội An đã từng có, rất nhiều người đã yêu điều đó và nó khiến Hội An trở nên nổi tiếng", ông Attwater nói. "Giá rẻ, mọi người đều có lợi".
South China Morning Post
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19