MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Trung Quốc: Sản xuất toàn cầu phân cực hậu Covid-19 và cơ hội cho Việt Nam

South China Morning Post trích dẫn báo cáo của Moody's: "Các nền kinh tế có môi trường hoạt động lành mạnh, năng lực sản xuất mạnh mẽ, xuất khẩu tương đồng với Trung Quốc, lượng lao động dồi dào và ít rủi ro địa chính trị sẽ được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc. Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan và Malaysia được hưởng lợi nhiều nhất.

Nhiều người đã dự đoán rằng thế giới sẽ rất khác sau Covid-19, không chỉ với xu hướng làm việc từ xa và những thay đổi kinh tế xã hội khác đang diễn ra, mà toàn bộ bối cảnh kinh doanh và ngành có thể bị thay đổi ở những khía cạnh chính.

Sự khác biệt sẽ trở nên rõ ràng khi các phân tích chi tiết các tác động lâu dài của Covid-19 và những thay đổi địa chính trị đi kèm bắt đầu xuất hiện. Tác động kinh tế đối với Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác sẽ không hề nhỏ.

Không chỉ dư chấn của đại dịch, mà cả thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như sự phân cực do hậu quả của hoạt động kinh tế sẽ là những yếu tố làm thay đổi toàn cảnh kinh tế.

Cấu trúc của chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu có thể thay đổi cơ bản, gây ra sự thay đổi trong liên kết cơ sở hạ tầng. Đó sẽ là một thế giới phòng thủ hơn, với việc sản xuất bản địa hóa hơn.

Năm 2011, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á khi đó là Haruhiko Kuroda đã một trong những người đầu tiên báo hiệu những lo ngại về nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng sau trận động đất ở Fukushima. Nhưng các mối đe dọa mà các liên kết này phải đối mặt hiện nay - chính trị, an ninh và hậu cần - lớn hơn nhiều.

Như Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã lưu ý, "cuộc khủng hoảng coronavirus đã bộc lộ sự mong manh của chuỗi cung ứng hiện đại", và "nhu cầu cấp thiết để thiết kế chuỗi cung ứng thông minh hơn, mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn là một trong những nhiệm vụ chính của cuộc khủng hoảng này".

Một báo cáo gần đây của Moody's Investors Services cho thấy rằng đại dịch sẽ "đẩy nhanh những thay đổi cơ bản trong các mối quan hệ thương mại trên toàn cầu và đặc biệt là ở châu Á".

Khái niệm sản xuất toàn cầu hóa đang bị phá vỡ dưới tác động của Covid-19 và chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ, chẳng hạn như việc đem việc làm về trong nước và mô hình hệ thống sản xuất tức thời, Just-in-time (JIT) manufacturing.

Những tác động với các công ty và cổ đông có thể vẫn chưa thể hiện rõ, nhưng rõ ràng nó sẽ khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Moody's cho rằng, an ninh của nguồn cung cấp hàng công nghiệp sẽ "trở thành mục tiêu bao trùm của các chính phủ và công ty, vượt qua những lo ngại về chi phí và hiệu quả".

Chuỗi cung ứng sẽ trở nên tập trung hơn vào khu vực, "dẫn đến một hệ thống thương mại toàn cầu bị phân mảnh hơn với nhiều nhà cung cấp sản xuất cùng một loại sản phẩm".

Moody's gợi ý, trọng tâm sẽ là xây dựng chuỗi cung ứng "mạnh mẽ" - nghĩa là khả năng duy trì hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng bằng cách tăng hàng tồn kho và đa dạng hóa nhà cung cấp.

Báo Trung Quốc: Sản xuất toàn cầu phân cực hậu Covid-19 và cơ hội cho Việt Nam - Ảnh 1.

Một mục tiêu chính khác sẽ là tránh tập trung rủi ro phụ thuộc vào các nhà sản xuất ở Trung Quốc. Thị trường đông dân nhất thế giới chiếm tới 20-30% tổng nhập khẩu của các nền kinh tế tiên tiến trong năm 2019, đặc biệt là trong trường hợp của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Những lo ngại về an ninh có thể sẽ bao trùm trên mọi lĩnh vực, từ y tế công cộng, cung cấp thực phẩm , công nghệ thông tin và một số loại hình sản xuất năng lượng.

Về phần mình, Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều vào một số nguồn lực và hàng hóa công nghệ nhập khẩu từ các nền kinh tế tiên tiến. Ví dụ, họ nhập khẩu chip điện tử.

Báo Trung Quốc: Sản xuất toàn cầu phân cực hậu Covid-19 và cơ hội cho Việt Nam - Ảnh 2.

Sự thống trị của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khiến các công ty gặp rủi ro, nảy sinh nhu cầu đa dạng hóa. Song, Moody's cho rằng có những giới hạn. Sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém để chuyển năng lực sản xuất đã được thiết lập ở Trung Quốc trong 20 năm qua sang các nền kinh tế mới nổi khác. Cơ sở hạ tầng, vốn con người và quy mô tuyệt đối của nguồn vốn ở Trung Quốc sẽ khó có thể nhân rộng ra các nước khác.

Trong khi đó, "Thị trường nội địa của Trung Quốc, vốn đã là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, vẫn tiếp tục phát triển. Các công ty đã thiết lập năng lực sản xuất ở Trung Quốc để phục vụ thị trường nội địa sẽ ít có khả năng tìm cách di dời chuỗi cung ứng nhất ".

Moody's cho biết, các nền kinh tế có môi trường hoạt động lành mạnh, năng lực sản xuất mạnh mẽ, xuất khẩu tương đồng với Trung Quốc, lượng lao động dồi dào và ít rủi ro địa chính trị sẽ được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc. "Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan và Malaysia được hưởng lợi nhiều nhất".

H.S

South China Morning Post

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên