Bất động sản chiếm 60% tổng tài sản toàn cầu
Theo báo cáo mới nhất của Savills được công bố mới đây, bất động sản (BĐS) đã đi vào khai thác trên toàn cầu trong năm 2015 có tổng giá trị lên tới 217 nghìn tỷ USD. Những BĐS này bao gồm các BĐS thương mại, nhà ở cũng như đất nông-lâm nghiệp.
- 28-01-2016Những dự báo “táo bạo” về thị trường bất động sản toàn cầu năm 2016
- 04-09-2015Cushman & Wakefield công bố thương vụ M&A đình đám nhất lĩnh vực BĐS toàn cầu
- 20-05-2015Xuất hiện thương vụ M&A đình đám nhất lĩnh vực BĐS toàn cầu
- 19-05-2014Sắp có quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn
Giá trị BĐS toàn cầu trong năm 2015 (với 75% là BĐS nhà ở) đạt mức cao gấp 2,7 lần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tương đương chiếm khoảng 60% tổng lượng tài sản của thế giới. BĐS cũng đại diện cho trữ lượng tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân.
“Tổng giá trị của tất cả số lượng vàng khai thác trên toàn thế giới đạt khoảng 6 nghìn tỷ USD, một lượng rất nhỏ khi so sánh với tổng giá trị bất động sản, với tỉ lệ 36:1”, bà Yolande Barnes, Trưởng bộ phân Nghiên cứu toàn cầu Savills cho biết,
Ngoài ra, giá trị BĐS toàn cầu đạt gần một phần ba tổng giá trị vốn và nợ toàn cầu. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của BĐS đối với nền kinh tế. BĐS là loại hình tài sản đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi các điều kiện tiền tệ và hoạt động đầu tư toàn cầu, nhưng đổi lại, nó có tác động nhiều nhất tới tình hình kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Sự phân bổ tổng giá trị các BĐS đã được khai thác
*đơn vị tính trên nghìn tỷ đô la Mỹ và đã được làm tròn
Nguồn: Bộ phận nghiên cứu Savills toàn cầu; Ngân hàng Thanh toán Quốc tế; Chỉ số Chứng khoán Dow Jones; và Viện nghiên cứu kinh tế Oxford Economics
Trong những năm gần đây, chính sách nới lỏng định lượng và mức lãi suất thấp đã kiềm hãm tỷ suất lợi nhuận BĐS và thổi phồng giá trị tài sản trên toàn cầu. Hoạt động đầu tư và tăng trưởng vốn có mặt ở khắp các thị trường BĐS lớn của thế giới và dẫn đến lạm phát giá tài sản trong nhiều trường hợp.
Nhìn chung, thành phần quan trọng nhất và lớn nhất đóng góp vào giá trị BĐS toàn cầu chính là nhà ở, với tổng giá trị đạt 162 nghìn tỷ USD. Phân khúc nhà ở có sự phân bố quyền sở hữu lớn nhất, với khoảng 2,5 tỷ hộ gia đình và là tài sản cá nhân. Giá trị BĐS nhà ở cũng được dàn trải rộng rãi phù hợp với quy mô dân số của mỗi nơi. Chẳng hạn, Trung Quốc chiếm gần một phần tư tổng giá trị BĐS khi dân số nước này gần bằng một phần năm dân số trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng lại thuộc về các nước phương Tây, với hơn một phần năm (21%) tổng giá trị tài sản nhà ở trên thế giới thuộc về các quốc gia Bắc Mỹ, mặc dù chỉ có 5% dân số thế giới sống tại khu vực này.
Xu hướng các nước phương Tây chiếm lĩnh thị trường BĐS thể hiện rõ nét nhất trong phân khúc thị trường thương mại, với gần một nửa tổng giá trị tài sản phân khúc này thuộc về các quốc gia Bắc Mỹ. Châu Âu chiếm hơn một phần tư, trong khi châu Á và Úc chiếm 22%, và chỉ có 5% thuộc về các quốc gia Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi.
Tuy nhiên phương thức tính toán của báo cáo này không bao gồm giá trị của BĐS thương mại nhỏ lẻ, bao gồm các phòng hội thảo, các không gian làm việc chung, các cửa hàng và cơ sở kinh doanh nhỏ. Dù không được xem là một phần của BĐS thương mại có chất lượng cao, nhưng các loại hình BĐS này lại là các nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Những BĐS này hầu như không thể định giá ở mức độ toàn cầu, nhưng lại có tiềm năng rất lớn cho đầu tư trong tương lai, khi các nền kinh tế trưởng thành và thị trường BĐS phát triển.
Năm nay, lần đầu tiên giá trị đất lâm nghiệp và nông nghiệp được đưa vào báo cáo của Savills. Ước tính giá trị đất nông-lâm nghiệp đạt khoảng 26 nghìn tỷ USD, trong đó 30% được đầu tư bởi các doanh nghiệp và tổ chức. Hầu hết đất nông-lâm nghiệp được sở hữu bởi các tổ chức phi lợi nhuận, các chủ sở hữu cá nhân và những người mua lại, đặc biệt là ở những nền kinh tế mới nổi, nơi phân khúc này có những tiềm năng lớn để phát triển và đầu tư.