MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiêm ngưỡng Sài Gòn xưa và nay

30-04-2015 - 09:27 AM | Bất động sản

TPHCM chỉ chiếm 0,63% diện tích và 8,8% dân số nhưng đóng góp đến 21% GDP và 30% nguồn thu ngân sách quốc gia.

Cùng nhìn ngắm những hình ảnh thay đổi của Sài Gòn qua năm tháng để tạo lên sức vươn vượt bậc cùng đất nước.

 

Được hoàn thành từ năm 1880, Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà) là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc. Hiện nay, công trình 135 năm tuổi này là 1 trong những địa điểm thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Bưu điện trung tâm thành phố.

 

Chợ Bến Thành.

 

Được xây dựng từ những năm 1965, 1967, hồ Con Rùa (tên gọi chính thức  là Công trường Quốc tế), là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.Vào buổi sáng hay chiều mát, nơi đây là điểm dừng chân hóng gió, ngắm phố phường yêu thích của nhiều bạn trẻ và người dân thành phố. Với kiến trúc hình bát giác, chia ô bằng những bờ bao trên một hồ nước đã biến Hồ Con Rùa thành một công viên, là nơi tụ tập của mọi thành phần xã hội.

 

Quảng trường Lam Sơn và nhà hát lớn. Vào thời điểm năm 1965, công trình này được gọi là Nhà văn hóa.

 

Phà Thủ thiêm (cũ) và hầm Thủ Thiêm (hiện nay).

 

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghe xưa và nay.

 

 

 

Được bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Mống được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố này. Cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, xây bằng thép kiên cố. Do làm theo kiểu vòng mống cho nên dân gian gọi là cầu Mống.

 

Kênh Bonard, tức rạch Bãi Sậy, Chợ Lớn, cũng được gọi là kênh các lò gốm. Cái cẳng thứ 3 của Cầu 3 cẳng là hướng thẳng vào trục đường Trịnh Hoài Đức. Và đúng là rạch Lò Gốm và Bãi Sậy là 2 rạch khác nhau. Nhiều rạch xưa nay đã bị lấp, nên trên các bản đồ Sài Gòn mới sau này không còn tìm thấy chúng. Trong phần chú thích tiếng Pháp có ghi rõ: “Đường nhà buôn (tức là đường Nguyễn Văn Thành). Kênh Bonard, cũng được gọi là kinh các lò gốm, là một huyết mạch thương mại chính của Chợ Lớn”.

 

Tòa nhà Bitexco.

Theo Hữu Duy

PV

Tiền Phong

Trở lên trên