Kiều hối "lũ lượt" chảy vào bất động sản
Tại TP.HCM, lượng kiều hối năm 2015 dự báo sẽ cán đích 5,5 tỉ USD, trong khi số kiều hối của cả nước ước khoảng 12,25 tỉ USD, tăng nhẹ so với năm 2014.
- 14-09-2015TS. Nguyễn Trí Hiếu: BĐS cuối năm sẽ "dậy sóng" nhờ kiều hối
- 04-12-2013BIDV: Kiều hối sẽ "né" bất động sản
- 22-01-2013Địa ốc cuối năm có kỳ vọng vào 11 tỷ USD kiều hối?
- 23-12-2012BĐS tuần 3 tháng 12: "Nóng hổi" săn kiều hối cuối năm
Trong năm 2015, theo một báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỉ USD, đứng thứ 11 thế giới, tăng nhẹ so với con số 12 tỉ USD của năm 2014.
Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết thông thường doanh số kiều hối trong quý 4 năm cũ và tháng giêng năm mới chiếm đến 40% lượng kiều hối chuyển về trong năm.
Còn theo báo cáo của Ngân hàng VietinBank, chiếm phần lớn trong nguồn kiều hối chuyển về là từ thị trường Mỹ, Úc và Canada, trong đó Mỹ chiếm tỉ lệ lớn nhất với khoảng 7 tỉ USD trong tổng lượng kiều hối chuyển về VN trong năm.
Ngoài ra, một số quốc gia siết chặt quy định về phòng chống rửa tiền theo hướng giới hạn nguồn tiền chuyển về. Riêng tại TP.HCM, nguồn kiều hối từ Mỹ và châu Âu vẫn chiếm trên 80%, trong khi nguồn từ lao động xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 6,7%.
Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, hơn 70,8% kiều hối chuyển về trên địa bàn đã chảy vào sản xuất, kinh doanh; khoảng 21,6% đổ vào bất động sản và chỉ khoảng 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa...
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định rằng kiều hối về Việt Nam hầu hết đều tăng qua mỗi năm. Nhưng trong năm vừa qua lượng tiền này chuyển về Việt Nam càng sôi động hơn, đặc biệt ở thị trường BĐS. Sự ấm lên của thị trường địa ốc là cơ sở để thu hút kiều hối chảy về lĩnh vực này tăng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải cách cơ chế, chính sách, thúc đẩy tự do hoá tài chính, hội nhập.
Thực tế cùng với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư chứng khoán… thì đầu tư vào BĐS vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định. Đặc biệt với những người Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước làm ăn, sinh sống hay những người đi lao động xuất khẩu thì nhu cầu gửi tiền về nhờ người thân đầu tư vào BĐS khá lớn. Bởi quan niệm của người Việt Nam xưa nay vẫn là có an cư thì mới lạc nghiệp. Thêm vào đó, lãi suất tiền gửi USD giảm, tuy cũng được xem là có tác động tới việc khách hàng quan tâm hơn tới các kênh đầu tư khác, trong đó nổi lên là BĐS.