MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

M&A trên thị trường BĐS diễn biến ngày một phức tạp

16-07-2015 - 11:19 AM | Bất động sản

Theo dự báo, trong 3 năm tới, các quỹ đầu tư và tập đoàn đa quốc gia sẽ gia tăng các thương vụ M&A trên thị trường BĐS Việt Nam.

Tóm tắt

- Theo giới quan sát, không chỉ nhà đầu tư từ các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore, mà ngay cả một số nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng đang manh nha nhiều chiến lược M&A theo mô hình này trong thời gian tới tại thị trường Việt Nam.

- Một xu hướng khác, trước đây các nhà đầu tư BĐS trong nước chỉ có lựa chọn duy nhất là vay vốn từ các nguồn trong nước, hiện nay họ có lựa chọn khác là huy động vốn từ nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty bắt đầu xem xét khả năng bán trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp ngoại phát triển dự án…


Gió đang đổi chiều

Một xu hướng mới, đáng chú ý là hiện tại trên thế giới đang diễn ra một làn sóng sáp nhập, mua lại giữa các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực BĐS. Khi các tập đoàn đa quốc gia (công ty mẹ ở nước ngoài) thực hiện sáp nhập thì tất yếu cũng sẽ có sự điều chỉnh hoạt động tại từng quốc gia tùy thuộc vào chính sách của công ty sau khi sáp nhập (các công ty con cũng sáp nhập với nhau hoặc bán tài sản).

Theo giới quan sát, không chỉ nhà đầu tư từ các nước như Malaysia, Thái Lan, Singapore, mà ngay cả một số nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, một số quỹ đầu tư từ Mỹ cũng đang manh nha nhiều chiến lược M&A theo mô hình này trong thời gian tới tại thị trường Việt Nam.

Trong Báo cáo Tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014 do Cục Quản lý Cạnh tranh thực hiện đánh giá rằng, làn sóng M&A tại Việt Nam ngày một gia tăng mạnh mẽ ở một mức độ khá phức tạp. Nếu như ở giai đoạn 2009 – 2011, có khoảng 750 thương vụ với tổng giá trị  giao dịch ước đạt 6,89 tỷ USD, thì đến giai đoạn 2012 – 2014, tổng giá trị các thương vụ lên đến 11,13 tỷ USD. Mỗi năm, tổng giá trị M&A đều tăng cao, đơn cử như năm 2012 đạt 3,85 tỷ USD, thì năm 2013 tăng thêm 24% đạt 4,78 tỷ USD so với năm 2012. Trong năm 2014, hoạt động có giảm sút với 285 thương vụ được giao dịch với tổng giá trị khoảng 2,5 tỷ USD.

Trên thị trường BĐS cũng diễn ra hàng loạt thương vụ  M&A đình đám. Các chuyên gia cho rằng đây là hệ lụy của giai đoạn thị trường lâm vào khó khăn nhiều năm trước. Một khi thị trường BĐS phục hồi, hàng loạt dự án buộc phải chuyển nhượng. Và qua giai đoạn này, trên thị trường có doanh nghiệp rút lui về phía sau nhưng cũng có những tên tuổi mới nổi đình nổi đám trên thị trường nhờ nắm bắt được các cơ hội. Xu hướng M&A được dự báo sẽ chưa dừng lại trên thị trường BĐS trong vòng 3 năm tới.

“Xu hướng M&A được dự báo tiếp tục sôi động trong thời gian tới nhờ vào xu hướng thị trường cải thiện về thanh khoản và các chính sách đổi mới về thị trường BĐS mở rộng thêm đối tượng được mua nhà”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, nhận định.

Không sợ “sóng to”

Theo một báo cáo của CBRE, Việt Nam đang ở giửa “tâm chấn” của những hiệp định mang lại lợi ích to lớn là các định chế của  Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban châu Âu (EU), hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự tính sẽ được ký trong năm 2015 này. Đó chính là những nền tảng vững chắc cho chuỗi hoạt động M&A sôi động tại thị trường Việt Nam.

Nói về điều này, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam, cho rằng thay đổi lớn nhất trong 10 năm qua của ngành BĐS Việt Nam chính là thay đổi trong sự cạnh tranh, nguồn cung và uy tín nhà đầu tư. Các doanh nghiệp BĐS Việt Nam giờ có thể nói là đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Trong đó, doanh nghiệp BĐS Việt giờ đây đã bắt đầu làm chủ, nắm phần thắng trong các thương vụ M&A khá lớn với những đối tác nước ngoài.

Một xu hướng khác, trước đây các nhà đầu tư BĐS trong nước chỉ có lựa chọn duy nhất là vay vốn từ các nguồn trong nước, hiện nay họ có lựa chọn khác là huy động vốn từ nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty bắt đầu xem xét khả năng bán trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp ngoại phát triển dự án…

“Các công ty BĐS Việt Nam ngày nay nhận ra rằng, họ cần phải có một tài khoản minh bạch để làm ăn và giao dịch tiền tệ với khách hàng nước ngoài. Nhiều công ty Việt Nam đã bắt đầu sử dụng ngân hàng nước ngoài, các nhà định giá và các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, quản lý nước ngoài để nâng cao tính chuyên nghiệp, canh tranh trên thị trường, đáng tin cậy và sẵn sàng cho bất cứ giao dịch nào có thể diễn ra”, ông Marc Townsend, nói.

Những thương vụ M&A BĐS nổi cộm (2012-2015)

Đăng Khải

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên