Trước
tình hình thị trường nền đất,
căn hộ chung cư TPHCM vừa giảm giá lại
có những biến động khó lường,
nhiều nhà đầu tư chuyển
về phân khúc thị trường “truyền
thống” đó là nhà phố.
Chính vì việc chuyển hướng
này, nhiều chuyên gia địa ốc khuyên các chủ
nhà nên cẩn trọng khi giao dịch bởi các chiêu ép giá hoặc dằn
cọc để chờ sang lại
cho người khác.
Coi chừng
bị ép giá
Cuối
tháng 4-2009, anh Vinh quyết
định bán căn nhà một trệt, một
lầu (diện tích đất khoảng 50 m2) của
mình nằm trên đường Điện Biên Phủ
(quận Bình Thạnh) với giá hơn
1,6 tỉ đồng. Ngay khi thông tin rao bán
vừa công bố thì điện thoại
anh gần như bốc cháy khi phải
tiếp nhận hàng loạt cuộc gọi
nhằm tìm hiểu các thông tin về căn nhà.
Thế nhưng, trong số nhiều cuộc
điện thoại này lại xuất
phát từ các đơn vị môi giới
và “cò” nhà đất, chính vì
thế hễ có ai hỏi, anh Vinh cũng phải hỏi lại
là mua để ở hay chỉ mua đi bán lại.
Anh Vinh cho biết nguyên
nhân việc này là do rút từ những bài học
xương máu của bạn bè, người
thân bởi bán cho người có nhu cầu ở giá thường
cao hơn nhiều so với giá của
người mua đi bán lại do họ thường
đánh vào tâm lý cần tiền của khổ
chủ rồi tha hồ ép giá để
tăng lợi nhuận.
Còn anh Xuân, nhà trên đường
Cách Mạng, quận Tân Phú, than thở vì tình trạng thị trường
nhà đất xuống dốc nên anh cũng đang rơi vào tình cảnh
bị ép giá. Dù diện tích căn nhà lên đến gần 70 m2, tại
mặt tiền đường thế
nhưng chỉ được người
mua trả có 2 tỉ đồng (khoảng
105 lượng SJC). Trong
khi, đầu năm 2008, một căn nhà có vị trí tương tự,
diện tích chỉ 50 m2 nhưng lại bán được
đến 140 lượng vàng.
Theo phản
ánh của nhiều chủ nhà, điều
đáng ngại là hiện nay xuất hiện tình trạng
từng nhóm nhà đầu tư liên kết
với nhau cùng “đè” giá xuống nhằm tạo
tâm lý hoang mang cho người
muốn bán nhà.
Chiêu thức thường dùng là sẽ
thả “biệt kích” (người được giao nhiệm
vụ trả theo mức giá mà nhà đầu
tư đưa ra - PV) vào quấy rối giá, khiến
cho chủ nhà không xác định được giá trị
thực của căn nhà mình là bao nhiêu.
Ví dụ,
giá trị nhà trên thực tế là 2 tỉ
đồng, thường các nhà đầu tư sẽ
thả “biệt kích” vào trả lần đầu
khoảng 1,2 đến 1,4 tỉ đồng,
tiếp đến nâng lên ở một mức
nào đó, rồi kỳ kèo thêm bớt để cuối
cùng mua ở mức 1,6 tỉ đồng...
Bà Minh, ngụ ở đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp,
sau một thời gian “vật lộn” với
thị trường chứng khoán, thấy
nhà phố giá rẻ kinh doanh có lời nên cũng tham gia.
Bà Minh cho biết:
“Tôi chẳng cần đi đâu xa, trong vòng bán
kính khoảng 2 km tính từ nhà tôi ở, hiện có 6 căn nhà tôi đang sửa chữa.
Chỉ đến tháng 6 là bán để thu hồi vốn.
Dự tính sau khi trừ chi phí sửa chữa, lời
khoảng 150 -200 triệu đồng/căn”.
Đặt cọc “xí phần”
Theo lệ
thường, khi mua bán nhà,
sẽ tiến hành đặt một khoản
tiền cọc nhất định
tùy theo sự thỏa thuận của
hai bên. Thế nhưng trong giai đoạn này, tiền đặt cọc
đôi khi được xem là của nợ nếu
như hai bên không có những ràng buộc pháp lý, thời gian... cụ thể rõ ràng.
Đơn
cử như anh Thịnh, nhà trong hẻm
Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình vì tin lời
ngon ngọt của người mua nên đành phải
neo lại việc bán nhà suốt 3 tháng.
Số là
theo tinh thần của giấy đặt
cọc, bên mua đồng ý mua căn nhà anh với giá 2 tỉ đồng và thời
gian từ khi đặt cọc đến
khi thanh toán tiền được ràng buộc là 3 tháng. Sau khi nhận 50 triệu đồng, người
mua cứ chần chừ không chịu
hoàn tất các thủ tục giấy
tờ để ra công chứng sang tên. Khi anh Thịnh hỏi thì người
mua cứ xin khất với nhiều
lý do.
Đến hẹn, chị khách hàng này năn nỉ được
bỏ cọc và xin lại 30 triệu đồng với
lý do chồng không đồng ý mua. Thấy tội nghiệp,
anh Thịnh cũng trả lại một
phần tiền đã nhận của
chị. Tuy vậy, một thời
gian sau anh Thịnh phát
hiện chân tướng, chị này là một
“cò” nhà đất, do thấy căn nhà ngon ăn nên nhảy vào “xí chỗ” sau đó tìm khách để bán lại với
giá cao hơn.
Tuy nhiên, do tình hình nhà đất
đang giảm và nhiều người có tâm lý chờ
giá hạ nữa nên chưa muốn mua vào. Theo anh Hoàng Ngọc, nhân viên môi giới nhà đất ở
quận Bình Thạnh, cho rằng: Hiện tượng
đặt cọc để “xí phần”
hiện đang nở rộ, do đó khách hàng cần phải
lưu ý đến thủ tục
đặt cọc để tránh tình trạng
nhà bán cũng bị “treo” như trên.
Nhận định về tình hình thị
trường hiện nay, anh Hoàng Vân, một nhà môi giới nhà đất ở
quận Tân Phú, cho biết: “Giá vàng cao, nền đất căn hộ
tụt giá, tình hình thiếu tiền mặt
lưu thông... nên nhiều khách hàng dù có sẵn tiền vẫn
không bung ra mà chờ cho
giá nhà phố bị kéo xuống thấp
hơn nữa mới bắt
đầu mua vào”. Cũng theo
anh Vân, hiện giá của nhà phố đã giảm nhẹ
từ 5% đến 10%.
Theo Hoàng Lan
NLĐ