MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé cưng nhà bạn ho ‘muốn rụng phổi’: Cảnh báo 3 dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản cấp tính bố mẹ nào cũng cần phải lưu tâm, lơ là một chút sẽ nguy hại cho con trẻ

01-12-2021 - 12:06 PM | Sống

Bé cưng nhà bạn ho ‘muốn rụng phổi’: Cảnh báo 3 dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản cấp tính bố mẹ nào cũng cần phải lưu tâm, lơ là một chút sẽ nguy hại cho con trẻ

Trẻ nhỏ bị ho nhiều, ho khan dẫn đến khàn giọng, mất tiếng, khò khè, khó thở... là các dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị viêm thanh quản cấp tính. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Bác sĩ Sun Kang từ Khoa Nhi Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Shunyi, Bệnh viện Nhi Bắc Kinh cho biết trong thời gian gần đây, thời tiết chuyển lạnh làm gia tăng nhiều ca cấp cứu ở trẻ em. Trong đó, đa số các trường hợp cấp cứu trẻ em đều được chẩn đoán mắc bệnh viêm thanh quản cấp tính.

Phụ huynh có con em phải nhập viện cấp cứu đều cho biết các bé đều mắc các triệu chứng như ho khan, ho dữ dội, cơn ho kéo dài, không dứt, phổi như sắp tung ra ngoài. Nhiều trường hợp thậm chí bị khó thở và suy hô hấp.

Viêm thanh quản cấp tính là bệnh lý về đường hô hấp, niêm mạc thanh quản bị viêm, đây là hậu quả của việc cơ thể bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp. Những trẻ em bị viêm thanh quản mức độ nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lí kịp thời.

Bé cưng nhà bạn ho ‘muốn rụng phổi’: Cảnh báo 3 dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản cấp tính bố mẹ nào cũng cần phải lưu tâm, lơ là một chút sẽ nguy hại cho con trẻ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Viêm thanh quản là bệnh xảy ra quanh năm, hay gặp vào mùa đông và mùa xuân. Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là các bé trong khoảng 2 tuổi.

Vậy các dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất, cách xử lý, chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản cấp cũng như biện pháp phòng tránh bệnh ra sao?

"Ba dấu hiệu chính" của bệnh viêm thanh quản cấp tính

1. Tiếng ho khan, thô cứng, không có đờm

Khi bị viêm thanh quản cấp tính, tiếng ho sẽ hoàn toàn khác so với tiếng ho khi mặc bệnh cảm cúm. Đối với bệnh viêm thanh quản cấp tính, trẻ sẽ bị ho khan, tiếng ho nghe thô, đặc biệt không có đờm trong cổ họng như ho do cảm lạnh hoặc cúm.

2. Khó thở, có tiếng rít nhẹ khi thở

Hầu hết dây thanh quản chỉ rung và tạo ra âm thanh khi hít vào và không phát ra tiếng khi thở ra. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu như thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, nhịp thở bất thường... thì đây chính là biểu hiện cho thấy sự tắc nghẽn và phù nề nghiêm trọng trong cổ họng, có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở.

3. Khàn giọng, mất tiếng

Bệnh viêm thanh quản cấp tính tiến triển nhanh, khi mắc bệnh, bé nhanh chóng xuất hiện tình trạng khàn đặc tiếng, thậm chí không thể phát ra âm thanh.

Đặc biệt lưu ý: Vì trẻ dưới một tuổi chưa biết nói, các dấu hiệu của viêm thanh quản cấp tính xuất hiện thường xuyên hơn vào ban đêm và ngày càng trở nặng. Vì vậy, cha mẹ trẻ phải luôn chú ý đến những thay đổi về tình trạng của trẻ, chẳng hạn như chảy nước mũi, khó chịu và đổ mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, thở rít, đột ngột thức giấc khi ngủ.

Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, trẻ có thể bị tắc nghẽn thanh quản, dẫn đến hẹp đường thở, gây khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ngạt thở. Trong trường hợp nặng, điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Con còn nhỏ, làm sao cha mẹ có thể chăm sóc điều trị đúng cách?

Mấu chốt của việc điều trị viêm thanh quản cấp là làm giảm tình trạng viêm phù nề ở họng và giữ cho đường thở của bé không bị tắc nghẽn. Trong quá trình điều trị, các bậc phụ huynh phải cần phải lưu ý như sau:

1. An ủi khi trẻ đang sợ hãi và quan sát những thay đổi trong tình trạng của trẻ mọi lúc.

Việc cần làm là tạo một môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh cho trẻ la khóc trong thời gian dài. Nếu trẻ quấy khóc có thể làm trầm trọng thêm mức độ suy hô hấp và tắc nghẽn đường thở. Đồng thời, cha mẹ cũng cần quan sát kỹ diễn biến tình trạng của trẻ, nhất là vào ban đêm, nếu các triệu chứng nặng hơn, phải đến bệnh viện kịp thời.

2. Điều trị tại nhà bằng khí dung

Bé cưng nhà bạn ho ‘muốn rụng phổi’: Cảnh báo 3 dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản cấp tính bố mẹ nào cũng cần phải lưu tâm, lơ là một chút sẽ nguy hại cho con trẻ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Cha mẹ có thể dùng khí dung để điều trị bệnh viêm thanh quản cấp tính cho trẻ. Việc xông khí dung có thể loại bỏ phù nề cổ họng, trong quá trình điều trị cần chú ý quan sát sắc mặt, biến chứng, phản ứng của trẻ. Khi có biểu hiện bất thường phải ngừng ngay việc xông khí dung và có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Sử dụng thuốc kháng viêm, tuy nhiên không nên lạm dụng

Sử dụng thuốc kháng viêm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh viêm thanh quản. Bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ có thể dùng prednison, và có thể ngừng thuốc sau khi tình trạng khó thở thuyên giảm.

Việc sử dụng thuốc kháng viêm liều thấp trong thời gian ngắn giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh và không gây tác dụng phụ cho trẻ.

4. Không tự ý cho trẻ uống thuốc ho

Đối với những trẻ nhỏ bị viêm thanh quản, nhất là những trẻ bị viêm thanh khí phế quản, khi dịch tiết ở đường thở nhiều hoặc đặc, không nên sử dụng thuốc trị ho nhằm thuyên giảm cơn ho. Nếu sử dụng thuốc trị ho quá liều, việc này có thể ngăn cản phản xạ ho và ảnh hưởng đến việc thải dịch tiết ra ngoài. Vì vậy, không nên tự ý để tự ý sử dụng thuốc ho khi không được kê đơn. Ngoài ra, cần sử dụng hợp lý các loại thuốc hạ sốt, cho trẻ uống đủ nước.

Bé cưng nhà bạn ho ‘muốn rụng phổi’: Cảnh báo 3 dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản cấp tính bố mẹ nào cũng cần phải lưu tâm, lơ là một chút sẽ nguy hại cho con trẻ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

5. Đảm bảo độ ẩm, không khí trong lành, phòng trẻ thông thoáng, không ngột ngạt, bí bách

Khi trẻ bị viêm thanh quản cấp, đường thở trở nên nhạy cảm, do vậy cần đảm bảo chất lượng không khí tốt hơn. Bên cạnh đó, trẻ nên uống nhiều nước hơn, có chế độ ăn nhẹ, dễ tiêu, có lợi cho quá trình hồi phục của bé.

Nếu điều trị kịp thời và hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn thanh quản thường thuyên giảm dần sau khoảng 1 ngày, các triệu chứng còn lại thường biến mất trong khoảng 3 ngày, hiếm khi phải nhập viện dài ngày.

Bệnh viêm thanh quản cấp tính có biểu hiện khởi phát nhanh chóng. Để tránh cho trẻ mắc phải, hàng ngày, cha mẹ có thể thực hiện những điểm sau để phòng bệnh viêm thanh quản cấp tính:

- Thường xuyên tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc và thích nghi tốt với môi trường bên ngoài, tăng cường thể lực, nâng cao khả năng chống bệnh tật.

- Chú ý đến sự thay đổi thời tiết, cho trẻ mặc quần áo hợp với nhiệt độ môi trường, tránh tình trạng trẻ bị quá nóng hoặc quá rét.

- Khi thời tiết lạnh, cố gắng hạn chế tối đa việc ra ngoài để tránh bị cảm cúm.

- Chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, tránh gió đối lưu khi ngủ.

Cuối cùng, mong rằng các bậc phụ huynh có thể nắm bắt và nhận biết được bệnh viêm thanh quản cấp, ngay khi trẻ gặp trường hợp cấp cứu có thể chủ động hợp tác với bác sĩ để điều trị hiệu quả, tránh để tình trạng bệnh kéo dài, gây ra những di chứng đáng tiếc.

(Theo Sohu)

Hoài Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên