Bé gái hơn 10 ngày tuổi đã mang trong cơ thể trái tim của khỉ sau ca phẫu thuật cấy ghép phi thường khiến giới y khoa ngỡ ngàng
Đây được nhận định là ca phẫu thuật phi thường dù đứa trẻ không thể duy trì sự sống quá 3 tuần.
- 10-11-2020Khí huyết tắc thì thân tâm đều bệnh: Tự tay thực hiện 6 cách này, kinh mạch sẽ khơi thông
- 10-11-2020Thực phẩm bổ dưỡng hóa “vô thưởng vô phạt” vì chúng ta chế biến sai cách
- 10-11-2020Hay ăn rong biển mà không biết đến thứ quà quý từ đại dương giúp giữ dáng, chống ung thư này thì quả thực đúng là phí quá phí!
Đã 36 năm kể từ khi ông Leonard Bailey, bác sĩ nhi khoa tim tại Trung tâm Y tế Đại học Loma Linda, thực hiện một trong những ca phẫu thuật đặc biệt nhất giới y khoa: Ghép tim của một con khỉ đầu chó cho một em bé sơ sinh, được gọi là Baby Fae. Đứa trẻ đã sống được 21 ngày sau ca phẫu thuật, nhiều hơn 2 tuần so với một em bé cũng sống với trái tim của một chú khỉ khác.
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1984, Stephanie Fae Beauclair chào đời tại Barstow, California, Mỹ, và không may mắc phải hội chứng thiểu sản tim trái, một khuyết tật gây tử vong trong đó phần trái tim kém phát triển. Bệnh nhi mắc phải hội chứng này thường được dự đoán không sống quá 2 tuần và mẹ của bé Fae phải đứng trước 2 sự lựa chọn, cho con gái an nghỉ ở bệnh viện hoặc nhà. Thế nhưng, bác sĩ Bailey lại có một ý nghĩ khác.
Ngoài bệnh lý ở tim, bé Fae hoàn toàn khỏe mạnh và đứa trẻ sẽ có cơ hội sống sót nếu như được thay tim. Mặc dù ca phẫu thuật ghép tim người sang người đã được thực hiện thành công từ năm 1967 nhưng chưa có trường hợp nào người nhận là trẻ sơ sinh bởi vì không có tim hiến tặng phù hợp. Trước sự thiếu hụt đó, bác sĩ Bailey đã dành 7 năm để nghiên cứu về phương pháp cấy ghép dị loại (xenograft) và cấy ghép từ các loài khác.
Các nghiên cứu của bác sĩ Bailey bao gồm có hơn 150 ca phẫu thuật qua lại giữa các loài vật như cừu, dê, khỉ đầu chó và rất nhiều những loài động vật khác. Ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng giữa người và khỉ được thực hiện vào năm 1964 nhưng bệnh nhi đã qua đời chỉ vài tiếng sau khi được mổ. Dù vậy, bác sĩ Bailey vẫn được cho phép xử lý ca phẫu thuật cho bé Fae.
Ngày 26/10/1984, bé Fae được 12 ngày tuổi, bác sĩ Bailey và đội ngũ của ông đã tìm được trái tim hiến tặng của chú khỉ đầu chó và sẵn sàng bắt đầu ca phẫu thuật. Vào lúc 11h35 ngày hôm đó, tờ TIME đã viết rằng "trái tim mới của bé Fae đập không ngừng. Điều đó thật kỳ diệu", trích lời của Sandra Nehlsen-Cannarella, một nhà miễn dịch học thực hiện ca phẫu thuật cho bé Fae.
Khi đó, câu chuyện và ca phẫu thuật của bé Fae đã trở thành tâm điểm của truyền thông. Hàng trăm người đã gửi thiệp, hoa và cả tiền mặt để hỗ trợ đứa trẻ. Trong khi đó, không ít người cũng bày tỏ sự lo lắng về sự lựa chọn trái tim của chú khỉ đầu chó, mẫu đơn đồng ý và đạo đức của thủ tục. Viết trên TIME, Charles Krauthammer gọi đó là "một cuộc phiêu lưu trong đạo đức y khoa".
Sức khỏe của bé Fae ngày càng cải thiện nhưng 14 ngày sau, cơ thể đứa trẻ "từ chối" tiếp nhận trái tim mới khiến em qua đời vào ngày 16/11/1984. Trước sự ra đi của bé Fae, tờ TIME đã viết: "Thế là kết thúc một thí nghiệm phi thường thu hút sự chú ý của thế giới và làm nên lịch sử y học. Trong 3 tuần, đứa trẻ sơ sinh 2,8kg đã sống sót với trái tim của con khỉ đầu chó, lâu hơn hai tuần so với bất kỳ người nhận tim động vật nào trước đó".
1 năm sau đó, bác sĩ Bailey đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép tim cho trẻ sơ sinh đầu tiên.
Pháp luật và Bạn đọc