MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự

22-08-2021 - 18:51 PM | Sống

Mới đây, một bé trai 4 tuổi ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau bụng kèm theo sốc nôn, sau khi được bác sĩ kiểm tra cẩn thận, kết luận bị tắc ruột cấp tính kết hợp với sốc. Cậu bé bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ 150cm ruột non.

Khi mổ, người ta phát hiện thấy có một lỗ thủng ở màng treo ruột non của cậu bé, có thể do ruột non chứa đầy thức ăn bị đẩy vào lỗ thủng, ruột non bị xoắn gây ra tình trạng hoại tử đen sì khoảng 150cm và nhiều mủ đỏ sẫm chảy ra trong ổ bụng.

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự - Ảnh 1.

Sau 2 giờ phẫu thuật, tình trạng của cậu bé cơ bản ổn định, phần ruột non hoại tử cuối cùng đã được cắt bỏ thành công.

Được biết, nguyên nhân dẫn đến việc này là do cậu bé đã vận động mạnh ngay sau khi ăn xong.

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự - Ảnh 2.

150cm ruột non hoại tử được cắt bỏ

Bác sĩ nhắc nhở: Chỉ có thể vận động mạnh sau khi ăn 1 giờ

Theo bác sĩ, cậu bé bị sa mạc treo ruột non, ngoài ra do vận động mạnh sau khi ăn, ruột non có nhiều chất xâm nhập vào gây khó tự liền lại và xảy ra hiện tượng hoại tử lồng ruột nên đứa trẻ cần phải được loại bỏ nhiều phần ruột non kịp thời. Bác sĩ cho biết: "Nếu trẻ đến muộn hơn, có thể bị sốc nhiễm độc nặng hơn, dẫn đến suy đa phủ tạng và cuối cùng là nguy hiểm đến tính mạng".

Nói chung, tập thể dục gắng sức sau bữa ăn sẽ tạo ra sự phân bố lại lưu lượng máu đi khắp cơ thể, máu sẽ tăng tốc đến các cơ xương, đồng thời lượng máu trong dạ dày và các cơ quan nội tạng sẽ bị giảm tương đối, dẫn đến suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, hoạt động yếu đi, thức ăn không được xay nhuyễn, tiêu hóa và hấp thụ không hoàn toàn.

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự - Ảnh 3.

Về lâu dài sẽ gây khó tiêu, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa mãn tính, sau đó là viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là thủng đường tiêu hóa. Ngoài ra, vận động gắng sức sau bữa ăn cũng có thể làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở bụng do bệnh lý đường tiêu hóa ban đầu, đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân có vấn đề về dạ dày; bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành; bệnh nhân cao huyết áp, xơ cứng động mạch não, tiểu đường; bệnh nhân thiếu máu và hạ huyết áp.

Bác sĩ khuyến cáo, sau khi ăn, tốt nhất 1 giờ sau đó mới có thể vận động mạnh để giảm xảy ra một số biến chứng.

Ngoài vận động mạnh, 7 việc này cũng không nên làm sau bữa ăn

1. Uống trà đậm sau bữa ăn

Mặc dù trà có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin và theophylline, nhưng uống sau bữa ăn không phải là một lựa chọn tốt. Vì điều này sẽ làm cho chất đạm trong thức ăn kết hợp với chất tannin trong trà tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất đạm.

Cách đúng là uống trà sau bữa ăn ít nhất nửa tiếng, không nên uống quá nhiều, cố gắng uống trà nhạt.

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự - Ảnh 4.

2. Hút thuốc sau bữa ăn

Sau bữa ăn, cơ thể con người ở trạng thái tiêu hóa và hấp thu, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và chuyển hóa cơ bản của toàn cơ thể, lúc này hút thuốc lá, các chất độc trong thuốc lá sẽ đi đến khắp các bộ phận của cơ thể qua đường máu, đặc biệt là đường tiêu hóa, đường hô hấp và chức năng của phổi. Do đó, tránh hút thuốc sau bữa ăn.

3. Uống nhiều nước sau bữa ăn

Cơm và bánh bị khô, thịt và rau bị mặn thì sau khi ăn xong bạn cũng không nên uống nhiều nước. Vì uống nước ngay sẽ làm loãng dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dễ gây khó chịu như trướng bụng. Nếu cảm thấy cần phải uống nước thì nên uống một lượng nước vừa phải, không nên uống quá nhiều một lúc.

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự - Ảnh 5.

4. Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Trái cây chứa nhiều nước, chất xơ và vitamin, nhiều người quen ăn sau bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, dạ dày đã chứa đầy thức ăn sau bữa ăn, lượng đường trong máu đang dần tăng cao, việc ăn trái cây ngay lập tức không chỉ tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường mà còn khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.

Lâu dần dễ sinh ra các bệnh về hệ tiêu hóa, tiểu đường. Nên ăn trái cây 2 giờ sau bữa ăn, hoặc giữa các bữa ăn.

5. Hát sau bữa ăn

Vừa ăn xong, máu trong cơ thể hầu hết tập trung ở dạ dày và não bị thiếu máu cục bộ, nếu hát lúc này sẽ làm tăng khả năng hưng phấn của não, làm cho máu vốn dùng để tiêu hóa được chuyển đến để hỗ trợ não, dẫn đến tình trạng dạ dày thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa bình thường. Nếu bạn muốn ca hát, giải trí sau bữa ăn thì tốt nhất nên thực hiện sau 1 giờ.

Bé trai 4 tuổi phải cắt bỏ 150cm ruột non, bác sĩ cảnh báo đừng làm 8 việc sau bữa ăn kẻo gặp điều tương tự - Ảnh 6.

6. Lái xe sau bữa ăn

Não thiếu máu cung cấp sau bữa ăn, khả năng phản ứng của cơ thể cũng sẽ giảm sút, việc lái xe ngay lập tức dễ dẫn đến các thao tác không chính xác hoặc không phản ứng kịp trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sau bữa ăn 30 phút trước khi lên đường.

7. Tắm sau bữa ăn

Ngay sau khi ăn xong một lượng máu lớn đổ về đường tiêu hóa để tiêu hóa và hấp thụ, dưới sự kích thích của nhiệt độ nước, các mạch máu dưới da giãn nở, một phần máu chảy lên bề mặt cơ thể. Do đó, lượng máu lên não không nhiều, nếu tụt huyết áp sẽ dễ bị ngất xỉu.

Nguồn và ảnh: Kênh Bệnh Gan Tiêu Hóa Y Tế, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thuận Đức thuộc Đại học Y Quảng Đông, Life Times, Good Doctor, Micro Doctor, Sohu

Theo Bie

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên