Bé trai 5 tuổi đã vỡ giọng, bố mẹ đưa đến bệnh viện khám dậy thì sớm mới phát hiện có khối u não, bác sĩ chỉ ra 3 điểm cần chú ý
Dậy thì sớm ở trẻ hiện nay đã trở thành 1 trong những vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng hàng đầu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tâm sinh lý của trẻ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật nguy hiểm.
- 07-05-2021Cậu bé 5 tuổi đi thi "Ở nhà chủ nhật", 12 năm sau lại gây bão "Đường lên đỉnh Olympia": Đẹp trai rạng ngời, còn học cực giỏi!
- 19-06-2020Bé trai 5 tuổi bị hoại tử ruột sau bữa ăn, bác sĩ cảnh báo 3 món ăn "độc hại" không nên cho trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên
- 26-01-2019Ô tô điên lao lên vỉa tông chết bé trai 5 tuổi đứng đón xe buýt
Tiến sĩ Xu Ziyun là 1 bác sĩ chuyên khoa nhi nổi tiếng tại Trung Quốc, bà đã từng khám và điều trị cho rất nhiều trẻ em dậy thì sớm. Trong đó, có nhiều trường hợp đặc biệt, khiến bà day dứt mãi không quên, nhất là các trường hợp đến khám bệnh vì dấu hiệu dậy thì sớm nhưng lại phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo.
Bà cho biết, dậy thì sớm đôi khi không đơn giản chỉ là bệnh lý về phát triển ở trẻ, nó có thể là triệu chứng của 1 số bệnh về u nang nghiêm trọng, xuất hiện ở độ tuổi càng nhỏ thì nguy cơ càng cao và mức độ càng nguy hiểm.
Bà từng tiếp nhận 1 bệnh nhi chỉ mới 5 tuổi nhưng đã bắt đầu có các biểu hiện như vỡ giọng, mọc lông ở vùng kín, dương vật và tinh hoàn có xu hướng tăng kích cỡ bất thường.
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp với báo chí, nhắc đến trường hợp này từng khiến Tiến sĩ Xu không nén được xúc động khi nhớ lại. Bà kể rằng cậu bé được mẹ đưa đến bệnh viện trong tình trạng gần như liệt nửa người. Mẹ cậu còn khá trẻ và rất lo lắng khi liên tục mô tả rằng giọng nói của con trai gần đây rất lạ, rất trầm và thậm chí còn bắt đầu có ria mép, mọc lông ở nhiều nơi.
Sau khoảng 15 phút trò chuyện với cậu bé và điều tra bệnh sử, Tiến sĩ Xu bắt đầu có những dự cảm không lành. Bà không cho rằng đây chỉ là 1 trường hợp dậy thì sớm thông thường, nên ngoài việc lấy máu và thực hiện kiểm tra tổng quát, chụp x-quang xương, bà yêu cầu chụp thêm CT và cộng hưởng từ MRI vùng não.
Kết quả cho thấy cậu bé có 1 khối u ác tính trong não, tiên lượng không tốt vì khối u đã phát triển ở giai đoạn 2, bắt đầu lan sang các mô lân cận. Hơn nữa, cậu bé còn quá nhỏ, lại gặp khó khăn khi cử động, sẽ có nhiều bất lợi trong quá trình điều trị.
Bác sĩ Xu kể lại, trong khoảnh khắc thông báo kết quả chẩn đoán cho người nhà, bà cảm thấy khá khó xử. Người mẹ trẻ thậm chí còn khó chấp nhận sự thật con trai mắc chứng dậy thì sớm, nên tin báo con trai 5 tuổi bị ung thư não quả thật quá sức chịu đựng của cô.
Bác sĩ: Đến bệnh viện khám sớm nhất có thể!
Tiến sĩ Xu Ziyun nhấn mạnh, thời điểm phát hiện ảnh hưởng rất nhiều đến can thiệp dậy thì sớm cũng như kịp thời phát hiện các bệnh lý liên quan và điều trị có hiệu quả. Bản thân dậy thì sớm không mang lại tác dụng phụ ngay lập tức và không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có rất nhiều trường hợp đó chỉ là dấu hiệu sớm của các khối u.
Bà cho biết, giai đoạn dậy thì thông thường ở trẻ em trai là từ 9 - 14 tuổi, trẻ em gái là từ 8 - 13 tuổi. Nếu ngực của bé gái phát triển trước 8 tuổi và tinh hoàn của bé trai to dần, cùng với dấu hiệu vỡ giọng trước 9 tuổi thì khuyến cáo nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.
Mặc dù trước đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dậy thì sớm ở trẻ em làm tăng nguy cơ ung thư vú, các bệnh phụ khoa và tăng sản tử cung khi trẻ lớn lên, nhưng trên thực tế, ung thư hoặc các bệnh phụ khoa rất phổ biến và có thể không liên quan đến dậy thì sớm.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Xu nhấn mạnh rằng cần lưu ý 3 điểm sau về nguyên nhân gây ra dậy thì sớm để phòng tránh và điều trị có hiệu quả:
- Đầu tiên là xem có nguyên nhân bệnh lý đằng sau đó là khối u hay không. Nếu do khối u, tập trung điều trị bệnh sẽ giải quyết các dấu hiệu của dậy thì sớm.
- Môi trường bên ngoài: các yếu tố ảnh hưởng đến hormone bao gồm các phụ gia hóa dẻo phổ biến trong đồ nhựa, đồ chơi, văn phòng phẩm, các loại hóa chất diệt côn trùng, tinh dầu…
- Yếu tố tâm lý: nhiều trẻ em không thích bị so sánh với các bạn đồng trang lứa, từ đó sinh ra tâm trạng bất ổn, kích thích các hormone phát triển bất thường.
Ngoài ra, béo phì cũng là 1 trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Để trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển bình thường, tốt nhất hãy rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt, thể thao lành mạnh và duy trì khám sức khỏe định kỳ từ khi còn nhỏ.
Nguồn và ảnh: Topick, Asia One, QQ
Pháp luật và bạn đọc