Bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn cuối sẽ trải qua 6 triệu chứng này
Khi ung thư ruột đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ trải qua 6 triệu chứng vô cùng rõ ràng sau đây.
- 09-12-20227 biểu hiện cảnh báo cơ thể đang bị “nhiễm độc”, thanh lọc ngay kẻo nội tạng hư hỏng sớm
- 08-12-2022Nốt nhiệt miệng mãi không khỏi, tưởng bị nóng trong người, cậu sinh viên 21 tuổi chết lặng khi mắc ung thư khoang miệng: 6 dấu hiệu cảnh báo nhiều người lờ qua
- 08-12-2022Liên tiếp 2 trẻ tử vong đột ngột tại nhà khi ngủ: Bác sỹ cảnh báo hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ, bố mẹ không được bỏ qua
- 08-12-20223 bài tập nên áp dụng sau tuổi 50 để não bộ linh hoạt và kéo dài tuổi thọ
- 07-12-20226 loại rau củ chẳng khác nào “thuốc bảo vệ dạ dày từ thiên nhiên”
Trên toàn cầu, ung thư ruột là khối u ác tính phổ biến thứ 3 và tỷ lệ tử vong do nó gây ra đứng thứ 2 trong số các khối u ác tính.
Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - một cơ quan thuộc WHO: Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,8 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột mỗi năm, số người tử vong vì nó là khoảng 880.000 người.
Theo bác sĩ Wang Bojun (Bác sĩ trưởng Khoa tiêu hóa của Bệnh viện trực thuộc trường Đại học y khoa Ninh Ba, Trung Quốc): Giai đoạn phát hiện ung thư ruột quyết định tiên lượng bệnh. Nếu phát hiện sớm, ung thư ruột có thể được chữa khỏi. Nhưng vì dấu hiệu của ung thư ruột rất dễ nhầm lẫn nên hầu hết bệnh nhân đều phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, tế bào ung thư đã di căn, các phương pháp y học hiện tại không thể không chữa khỏi. Khi ung thư ruột tiến triển đến giai đoạn cuối, thời gian sống của bệnh nhân sẽ chỉ còn 6 tháng.
Do đó, bác sĩ khuyên mọi người cần phải theo dõi sức khỏe của đường ruột mọi lúc. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay trước khi tế bào ung thư kịp thời phát triển.
Khi ung thư ruột đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ trải qua 6 triệu chứng vô cùng rõ ràng sau đây.
Bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn cuối sẽ trải qua 6 triệu chứng này
Thứ nhất, là cảm giác đau đớn do ung thư di căn. Ung thư ruột ở giai đoạn đầu có thể không gây đau, nhưng ở giai đoạn cuối người bệnh sẽ cảm nhận đau vô cùng rõ ràng. Ung thư ruột giai đoạn cuối có thể di căn đến gan, phổi và xương. Vì vậy ung thư ruột không chỉ có thể gây đau bụng mà còn đau ngực và đau xương. Càng gần giai đoạn hấp hối, nỗi đau ung thư sẽ càng dữ dội chỉ có thể giảm đau bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý.
Thứ hai, suy nhược. Ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn sẽ tràn đầy năng lượng. Nhưng ở giai đoạn sau, thể chất sẽ suy giảm rất nhanh. Rõ ràng nhất là gầy yếu, bơ phờ, suy nhược toàn thân. Hầu hết họ phải nằm trên giường cả ngày, không thể ra khỏi giường và di chuyển.
Thứ ba, không thể ăn được. Vào lúc này, người bệnh vừa chán ăn, vừa thấy buồn nôn nếu cố gắng ăn. Nguyên nhân là do ung thư di căn rộng đã phá hủy các chức năng của cơ thể, ung thư sinh ra một lượng lớn chất có hại sẽ ức chế cảm giác thèm ăn của bệnh nhân.
Thứ tư, táo bón. Đối với bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn cuối, tình trạng táo bón sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do khối u đã làm tắc khoang ruột, thậm chí có bệnh nhân còn bị đại tiện ra máu. Mặc dù người rất gầy nhưng bụng lại phình to như cái trống.
Thứ năm, khó thở. Hơn 50% bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn cuối sẽ bị khó thở, bất kể hít vào hay thở ra đều vô cùng khó khăn. Tình trạng này là do ung thư đường ruột di căn đến phổi. Hơn nữa lúc này bệnh nhân quá yếu, đến mức thở cũng khó.
Thứ sáu, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ bị suy giảm. Khi tế bào ung thư di căn quá rộng, các chức năng của cơ thể sẽ bị rối loạn. Cùng với sự suy giảm tột cùng của thể chất, bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn cuối gần như sẽ không thể nói được, không thể diễn đạt được cảm xúc của mình.
Những nhóm người nào dễ đối diện với ung thư ruột nhất?
1. Người ít vận động
Thường xuyên ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài sẽ làm suy yếu nhu động ruột đường tiêu hóa, kéo dài thời gian tích tụ chất thải trong ruột, gây kích thích thành ruột và niêm mạc ruột.
Giải pháp: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động.
2. Bệnh nhân bị polyp ruột
Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư ruột đều là do có polyp ruột. Trong trường hợp bình thường, quá trình gây ung thư của polyp và u tuyến phải mất từ 5 đến 10 năm.
Giải pháp: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đường ruột, có polyp ruột thì cần khám sức khỏe định kỳ, nội soi đại tràng đều đặn.
3. Người thích ăn thịt, ít ăn rau củ
Việc ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc có chứa chất xơ sẽ giúp duy trì đường ruột trơn tru hơn và phòng ngừa ung thư ruột hiệu quả. Ngược lại người thích tiêu thụ thịt đỏ sẽ gây nên gánh nặng cho ruột, có thể gây tổn thương cho ruột.
Tổ quốc
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần