Bị tẩy chay ở Mỹ nhưng thương hiệu Ivanka Trump đang gây sốt ở Trung Quốc
Danh tiếng của ái nữ nhà Donald Trump ngày càng lan rộng ở Trung Quốc kể từ sau khi cô đến thăm Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington trong dịp Tết Nguyên đán.
- 05-02-2017Thương hiệu thời trang Ivanka Trump bị ngưng bán
- 30-07-2016Chân dung Ivanka - "Ái nữ" xinh đẹp và thành đạt của Donald Trump
- 22-07-2016Ivanka Trump – Vũ khí bí mật của Donald Trump
Hàng chục doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc đã nộp ít nhất 65 đơn xin cấp phép đến cơ quan chức năng Bắc Kinh để được sử dụng tên "Ivanka" làm thương hiệu sản phẩm của họ. Cơ quan quản lý thương hiệu quốc gia Trung Quốc cho biết, có rất nhiều nhãn hàng từ giấy dán tường, giấy vệ sinh cho đến rượu muốn sử dụng tên gọi của cô Invanka.
Điều đặc biệt trong số những công ty này phải kể đến một công ty cung cấp dịch vụ giảm cân có trụ sở ở Bắc Kinh đã nộp đến 10 đơn xin cấp phép để được sử dụng tên gọi của ái nữ trẻ nhất nhà Tổng thống Donald Trump cho một loạt sản phẩm từ mỹ phẩm cho đến thực phẩm chức năng của hãng này.
Một đơn cấp phép khác gần đây là công ty hàng hóa Fujian Yingjie nộp đơn xin sử dụng tên Invanka cho thương hiệu giấy vệ sinh của họ chỉ một tuần ngay sau khi ông Trump chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống.
Bên cạnh tên tiếng Anh "Ivanka", khoảng 40 công ty cũng sử dụng tên ký tự chữ Trung Quốc của cô Ivanka để đăng ký cho thương hiệu công ty. Hầu hết họ là những công ty mỹ phẩm, thời trang, đồ lót. Danh tiếng của ái nữ nhà Donald Trump ngày càng lan rộng ở Trung Quốc kể từ sau khi cô đến thăm Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington trong dịp Tết Nguyên đán.
Hầu hết các đơn xin cấp phép đều đang trong quá trình xử lý và không rõ liệu cơ quan chức năng có bật đèn xanh cho họ hay không.
Quy định và luật pháp Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp được sử dụng tên nước ngoài hoặc tên Trung Quốc dịch ra tiếng anh để làm tên thương hiệu. Điều đó đã dẫn đến nhiều vụ kiện tụng và tranh chấp.
Ví dụ điển hình là một hãng giày Trung Quốc đã sử dụng hình ảnh của ngôi sao bóng rổ Michael Jordan và tên gọi Trung Quốc của anh làm tên thương hiệu trong nhiều năm nay. Đến tháng 12, tòa án tối cao Trung Quốc lại ra quy định rằng hãng giày này phải chấm dứt sử dụng tên biệt danh Trung Quốc của Jordan, kết thúc.
Tháng 12/2006, Donald Trump cũng từng nộp đơn xin cấp quyền sử dụng tên gọi của ông làm thương hiệu cho dự án xây dựng ở Trung Quốc, nhưng đơn của ông bị từ chối vì một người đàn ông tên là Dong Wei đã nộp đơn tương tự từ 2 tuần trước. Sau đó ông Trump đã phản đối quyết định này và đệ đơn lại nhiều lần cho đến tháng 9 khi giới chức Trung Quốc tuyên bố thương hiệu của ông Dong là vô hiệu.