MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Biên chế công chức đề xuất: Dẫn đầu vẫn là Bộ Tài chính, Hà Nội, TPHCM

25-08-2022 - 11:27 AM | Xã hội

Theo đề xuất biên chế công chức, Bộ Tài chính, Hà Nội, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu số lượng biên chế giai đoạn 2022-2026.

7 nghìn công chức phường thành công chức quận

Theo số lượng biên chế công chức giai đoạn 2022-2026 của cơ quan, tổ chức hành chính được Bộ trưởng Nội vụ đề xuất là 242.372 biên chế. Đối với khối cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, số lượng biên chế dự kiến là 101.546.

Trong đó, Bộ Tài chính tiếp tục là Bộ dẫn đầu về số lượng với tổng số 63.494 biên chế. Bên cạnh đó, một số Bộ có số lượng biên chế lớn là Bộ Công Thương (6.128 biên chế), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (4.922 biên chế). Ở chiều ngược lại, Bộ Xây dựng tiếp tục là một trong những Bộ có số lượng biên chế ít nhất, với 339 biên chế.

Còn với địa phương (cấp huyện trở lên), tổng số lượng biên chế dự kiến là 140.826 người. Trong đó, đã bao gồm 7.035 biên chế công chức để chuyển công chức phường tại các phường không tổ chức HĐND thành công chức quận ở thành phố Hà Nội, TPHCM và thành phố Đà Nẵng.

Theo phương án đề xuất của Bộ Nội vụ, dẫn đầu số lượng biên chế vẫn tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó, thành phố Hà Nội là 10.163 biên chế và TP.HCM là 10.512 biên chế. Số lượng biên chế ở ba thành phố trực thuộc trung ương khác là thành phố Hải Phòng (2.722 biên chế), Đà Nẵng (2.372 biên chế) và Cần Thơ (1.765 biên chế). Một số tỉnh đông dân số cũng có số lượng biên chế cao như Thanh Hoá là 3.513 biên chế, Nghệ An là 3.152 biên chế.

Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng giao Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 và hằng năm để bảo đảm đến hết năm 2026 giảm tối thiểu 5% biên chế công chức so với năm 2021.

Trên cơ sở đó quyết định biên chế hằng năm của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng mục tiêu tinh giản biên chế của Bộ Chính trị.

7 bộ, ngành giảm trên 10% biên chế

Bộ trưởng Nội vụ cũng đề xuất giao cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…

Đối với các Bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, chuyển đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên và cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thì thực hiện việc giảm biên chế theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, năm 2022, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, có 7 Bộ, ngành (Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Đại học Quốc gia TPHCM) đã được Bộ Nội vụ thẩm định đạt tỉ lệ giảm trên 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

Do đó, Bộ Nội vụ đề nghị số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2026 của các Bộ, ngành trên bằng số Bộ Nội vụ đã thẩm định năm 2022.

Theo Luân Dũng

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên