MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Biến chứng tiểu đường gây hoại tử, thậm chí mất ngón chân: Bác sĩ lưu ý NÊN và KHÔNG NÊN khi chăm sóc "bàn chân tiểu đường", bỏ túi ngay kẻo hối hận

27-12-2021 - 21:23 PM | Sống

Biến chứng tiểu đường gây hoại tử, thậm chí mất ngón chân: Bác sĩ lưu ý NÊN và KHÔNG NÊN khi chăm sóc "bàn chân tiểu đường", bỏ túi ngay kẻo hối hận

Các biến chứng tiểu đường diễn ra thầm lặng nhưng hậu quả khôn lường. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng tránh để bảo vệ bản thân mình.

Biến chứng tiểu đường là vấn đề quen thuộc nhưng chưa bao giờ là đơn giản. Bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro như mất ngón chân, hoại tử, mất cảm giác... Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người mắc đái tháo đường.

Tuy nhiên, điều đáng mừng là chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về chân do tiểu đường bằng cách chăm sóc bàn chân của mình hàng ngày.

TS. BS Lê Bá Ngọc - Chuyên ngành Nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ hữu ích để giúp bệnh nhân cũng như người nhà hiểu được cách chăm sóc đúng nhất, ngăn ngừa biến chứng.

Lưu ý chăm sóc bàn chân tiểu đường.

Để bảo vệ bàn chân cho người mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh cần tuân thủ các bước sau:

1. Vệ sinh bàn chân sạch sẽ hàng ngày

Mục đích của việc làm này là giúp bàn chân không bị dính bụi bẩn từ đó hạn chế các loại nấm, vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng bàn chân.

Nên làm

- Nên rửa hàng ngày và ít nhất 1 lần trong ngày

- Đảm bảo bàn chân sạch sẽ trước khi ngủ

- Sử dụng nước sạch, nhiệt độ lạnh hoặc ấm, xà phòng để rửa sạch bàn chân.

- Nên sử dụng nước nóng để ngâm bàn chân. Bắt buộc phải kiểm tra nhiệt độ bằng tay hoặc nhờ người nhà

- Sử dụng khăn tắm lau khô bàn chân, đặc biệt là các kẽ chân

Không nên làm

- Để bàn chân bẩn, dính nhiều bùn đất trước khi ngủ.

- Không kiểm tra nhiệt độ nước, kiểm tra bằng chân. Vì bàn chân của người mắc bệnh ĐTĐ thường bị giảm hoặc mất cảm giác. Việc không kiểm tra nhiệt độ nước haowjc kiểm tra bằng chân có thể gây ra bỏng.

- Không lau khô, bàn chân và kẽ chân ẩm ướt vì sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm mốc gây viêm loét bàn chân.

- Không sử dụng các loại hóa chất, chất tẩy rửa, lá thuốc để ngâm rửa bàn chân mà không hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

2. Bảo vệ bàn chân luôn khô ráo

Bàn chân khô ráo giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nên làm:

- Dùng kem dưỡng ẩm để dưỡng da bàn chân, đặc biệt vào mùa khô

- Cần lau khô thường xuyên nếu bị ẩm ướt. Những bệnh nhân thường làm việc trong môi trường ẩm ướt cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Không nên

- Để bàn chân quá khô, nứt nẻ vì khi da bàn chân bị rách vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra nhiễm trùng

3. Kiểm tra bàn chân hàng này

Phát hiện kịp thời các tổn thương như vết rách, vết phồng, vết loét.

Nên làm:

- Tạo thói quen quan sát abnf chân trước khi ngủ: Gan bàn chân, kẽ chân, mu bàn chân... Chỉ cần có dấu hiệu nhỏ nhất như vết xước, chảy máu, dị vật cắm vào chân cần đi khám ngay.

Không nên: 

- Tự điều trị vết thương tại nhà bằng việc tự mua kháng sinh, tự thay băng, đắp lá thuốc đông y

- Đi khám khi quá nặng

4. Sử dụng giày dép

Mục đích là để ngăn chấn thương có thể gặp phải trên bàn chân.

Nên làm

- Lựa chọn phù hợp giày dép phù hợp với bàn chân

- Nên lựa chọn loại có dây, quai buộc

- Chọn loại dày, mềm, đé bằng, kiểm tra bên trong để phát hiện kịp thời các dị vật

- Luôn sử dụng giày dép ở trong nhà và ngoài trời

- Đánh rửa, vệ sinh giày đép định kỳ

Không nên:

- Đi chân trần, chân đất, không có thói quen đi giày dép thường xuyên. Điều này khiến chân dễ bị tổn thương

- Sử dụng giày dép quá chật, quá cứng

- Sử dụng giày dép không có dây

- Sử dụng giàu cao gót, hoặc mũi giày trần, làm phồng rộp, rách da bàn chân

- Dùng dép dạng xỏ ngón gây tổn thương kẽ chân

5. Cắt móng chân đúng cách

Mục đích: bảo vệ bàn chân không bị chấn thương, chảy máu khi cắt móng chân

Nên làm

- Cắt móng chân ở nơi có ánh sáng.

- Người có thị lực kém, người cao tuổi cần nhờ người nhà.

- Không cắt quá sâu.

- Mài móng chân sau khi cắt móng để không bỏ sót những vị trí sắc nhọn.

- Móng chân quá dày, móng quặp, dễ đứt gãy nên đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Không nên

- Dùng dao cắt móng gây chảy máu.

- Cắt móng quá sâu.

- Để móng chân quá dài.

- Không mài giũ móng chân sau khi cắt.

6. Tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt đường huyết, theo dõi đường máu thường xuyên

Điều này giúp bảo vệ các cơ quan cũng như bàn chân, hạn chế các biến chứng nói chung.

7. Một số việc không nên làm khi chăm sóc bàn chân tại nhà

- Không sưởi ấm bàn chân bằng túi chườm, hơ nóng trên bếp lửa.

- Không tự ý loại bỏ chai chân.

- Không tự ý xử lý vết thương.

Biến chứng tiểu đường có thể gây hoại tử, thậm chí mất ngón chân: Bác sĩ lưu ý những điều NÊN và KHÔNG NÊN khi chăm sóc bàn chân tiểu đường, bỏ túi ngay kẻo hối hận - Ảnh 2.

Thùy Anh - Video: KingPro

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên