Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm chính là cao nhân
Tâm lớn, tâm khoan, tâm quảng, tâm không vương vấn chuyện đời, biết thỏa mãn, là người vừa có phú, vừa có phúc; người suốt ngày chỉ biết tính toán chi li, lo này sợ nọ, có bạc rồi vẫn muốn có vàng, khó mà “phú” mà “phúc” cho được.
- 02-09-2020Người Do Thái chỉ rõ: Nếu bạn đang nợ nần chồng chất, cảm giác bất lực, hãy làm 3 việc để vượt qua nghịch cảnh
- 02-09-2020Gửi con lên chùa để sửa tính nhút nhát, 3 tháng sau, ông bố phải xấu hổ vì phản ứng của mình khi xem con thi đấu karate
- 02-09-2020Bước vào tuổi trung niên, bớt theo đuổi điều mơ hồ, thực tâm bồi đắp 2 điều này, cuộc sống không còn gì phải hối tiếc
1. Biết thỏa mãn, là người giàu
Trong cuốn "Lễ kí" có viết: "Phú dã giả, phúc dã."
Wang Kai của triều Tây Tấn, Trung Quốc là một phú ông, hai mặt đường dài 40 dặm trước cửa nhà mình, ông dùng các dải lụa tím để làm rào chắn, ai muốn vào nhà ông, đều phải đi qua hàng rào chắn bằng lụa tím này.
Nhưng Shi Chong lại giàu có hơn cả Wang Kai. Shi Chong nghe nói nhà Wang Kai dùng nước mạch nha để rửa nồi, liền lệnh cho đầu bếp nhà mình dùng nến làm củi.
Wang Kai không phục, liền mang một cây san hô dài hơn 2 thước tới trước mặt Shi Chong khoe khoang. Shi Chong cố tình làm gãy nát cây san hô rồi nói với Wang Kai, người đang giận tới tím mặt rằng: "Ta đền cho ngươi!"
Shi Chong cho người hầu mang ra các loại cây san hô, cao từ 2, 3, 4, đến 5, 6 thước ra cho Wang Kai lựa chọn. Wang Kai lúc này mới nhận ra rằng, nói về độ giàu có, mình không thể bì được với Shi Chong.
Nhà giàu Shi Chong sau này bị Triệu Vương Tư Mã Luân giết chết, gia sản bị phân tán không còn một đồng nào. Có thể thấy, có bao nhiêu tài sản, cũng không phải là "phú", bình an mới là "phú", biết thỏa mãn mới là "phú".
Tâm lớn, tâm khoan, tâm quảng, tâm không vương vấn chuyện đời, biết thỏa mãn, là người vừa có phú, vừa có phúc; người suốt ngày chỉ biết tính toán chi li, lo này sợ nọ, có bạc rồi vẫn muốn có vàng, khó mà "phú" mà "phúc" cho được.
Vì vậy, người biết thỏa mãn, chính là người giàu, người biết thỏa mãn cũng chính là người mang phúc phần đầy mình.
2. Hậu đạo, là người tốt
Cổ nhân có câu: "Hậu đức tải vật."
Tô Thức, hay Tô Đông Pha, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Khi nhậm chức Thông phán ở Hàng Châu, ông từng thẩm vấn một vụ án có liên quan tới chính mình.
Có một thư sinh tới từ Phúc Kiến tên là Ngô Vị Đạo, khi đi qua Hàng Châu đã bị phát hiện buôn lậu sợi bông, phạm tội trốn thuế.
Ngô Vị Đạo không những lén vận chuyển sợi bông mà còn giả mạo giấy tờ chấp thuận của Tô Đông Pha: "Hàng Châu thông phán Tô Thức tặng kinh sư Tô Thị Lang". Tô Thị Lang là ai? Chính là đệ đệ Tô Triệt của Tô Thức ở kinh đô.
Tô Đông Pha sau khi điều tra đã biết được rằng, Ngô Vị Đạo kia thì ra là một thư sinh nghèo, không gom được đủ tiền để lên kinh dự thi. Hàng xóm xung quanh thấy vậy đã quyên góp tiền, góp bông cho cậu thư sinh này.
Ngô Vị Đạo vô cùng biết ơn, cậu đem theo hai lạng bạc và cả bông cùng lên kinh, định là vào kinh rồi sẽ bán bông để đổi ra tiền sử dụng.
Nhưng theo quy định lúc bấy giờ thì vận chuyển bông là phải nộp thuế, Ngô Vị Đạo nghĩ, nếu còn nộp thuế nữa vậy thì tiền bán được bông cũng sẽ chẳng còn lại được bao nhiêu. Vậy là trong lúc bí bách đã nghĩ ra trò giả mạo danh nghĩa của Tô Đông Pha để mang bông vào kinh, với mục đích là để không phải đóng thuế.
Ngô Vị Đạo không bao giờ ngờ được rằng, mình lại bị chính chủ bắt được.
Nhưng điều bất ngờ đó là Tô Thức không những không phạt cậu thư sinh, mà còn đổi bông sang 2 lạng bạc cho cậu, đồng thời viết tên, chức vụ và nơi ở của đệ đệ của mình ở Kinh Đô đưa cho cậu thư sinh, mong cậu sẽ được đệ đệ của mình giúp đỡ, rồi giục cậu nhanh chóng lên đường cho kịp.
Hành động của Tô Đông Pha, người ta gọi là hậu đạo.
Hậu đạo là khoan dung, tử tế, lương thiện, tức là lấy chân tình đổi lấy chân tình, dùng lòng tốt đối đãi với mọi người xung quanh.
Tử tế có thể biến sắt thành ngọc, biến phức tạp thành giản đơn. Tử tế là đặc trưng nổi bật nhất của một người lương thiện, là nền tảng và tiền đề trong đối nhân xử thế.
3. Bình phàm, là cao nhân
Cổ nhân nói: "Chân vị thị đạm, chí nhân như thường."
Trọng thần Tả Tông Đường cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc là một người rất thích đánh cờ, hơn nữa còn chơi cờ rất giỏi, hiếm ai có thể là đối thủ của ông.
Có một lần, trên đường đi đánh trận, ông gặp một ông lão đang ngồi sắp cờ, bên cạnh là tấm biển "Thiên hạ đệ nhất cờ thủ". Điều này khiến Tả Tông Đường rất tức giận, ông chưa bao giờ gặp qua ai ngông cuồng như vậy.
Tả Tông Đường bèn dừng lại, nói muốn đọ cao thấp với ông lão. Quả nhiên, ông lão ấy liên tục thua Tả Tông Đường 3 ván cờ.
Tả Tông Đường nói với ông lão: "Mau dỡ cái biển thiên hạ đệ nhất cờ của ngươi xuống đi!"
Tả Tông Đường đánh trận toàn thắng, trên đường trở về, lại gặp phải ông lão "thiên hạ đệ nhất cờ" dạo trước.
Ông lão ấy không những không gỡ biển của mình xuống mà vẫn còn ngồi tại chỗ cũ để đánh cờ.
Tả Tông Đường quyết định "sống mái" với ông lão một lần nữa để ông lão hết tội ngông cuồng. Không ngờ rằng, lần này Tả Tông Đường lại liên tiếp thua ông lão 3 ván.
Tả Tông Đường kinh ngạc hỏi ông lão vì sao dạo trước lại thua mình.
Ông lão đáp: "Lần trước, ngài dẫn quân đi đánh trận, ta không thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng và nhuệ khí của ngài được. Giờ ngài đã thắng trận trở về, ta tất nhiên phải chơi hết mình rồi, sao có thể nhường nữa!"
Cao thủ thực sự luôn là những người khiêm tốn, nhã nhặn, biết chừng mực, biết nghĩ cho đại cục, trông thì có vẻ bình bình, không đáng để cho vào mắt, nhưng thực ra lại sở hữu một sức mạnh đáng kinh ngạc.
Báo Dân sinh