Biết tiết kiệm tiền từ khi còn trẻ, cuộc đời bạn đã hơn người khác rất nhiều: Sống trên đời, luôn phải chừa đường lui cho mình!
Tiết kiệm từ sớm chính là bảo đảm tương lai lâu dài cho bản thân.
- 19-01-2020"Nếu bạn đã hơn 20 tuổi nhưng vẫn phải ngửa tay xin bố mẹ từng đồng thì những tiền bạc bạn có, những đồ hiệu bạn mang trên người cũng chỉ làm cho sự vô liêm sỉ của bạn nổi bật hơn mà thôi!"
- 19-01-2020"Đốt" 2500 tỷ rồi thành kẻ trắng tay, siêu sao bóng rổ NBA muốn gửi tới người trẻ 3 bài học xương máu về tiền bạc
- 18-01-20203 nỗi sợ hãi cuối năm của tất cả mọi người: Tiền bạc, công việc cũng không đau đầu bằng mấy câu hỏi "hại não" này
Người ta thường nói: "Ăn bất tận, dùng bất tận, sẽ không tính đến cuối đời".
Hiện tại đang là thời kỳ thịnh hành của chủ nghĩa tiêu dùng. Những câu như "không muốn bạc đãi mình", "đời người ngắn ngủi, phải tận hưởng được hết thú vui trên nhân gian" đều là những cái bẫy tâm lý nhằm kích cầu, khiến chúng ta điên cuồng mua sắm. Nếu nghe theo, chính là bạn đã ngốc nghếch tự chui đầu vào bẫy.
Nhiều người tự hỏi: "Tôi có nên tiết kiệm tiền khi còn trẻ không?".
Bạn có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng cần bỏ ra một khoản tiền để tham gia chương trình đào tạo trong giai đoạn đầu. Thế nhưng, vì chẳng có nổi một đồng tích cóp nên bạn không thể tham gia, phải đứng nhìn cơ hội rơi vào tay người khác, bạn có buồn không?
Bạn muốn cùng người yêu đi du lịch, tận hưởng một chút thời gian lãng mạn. Thế nhưng, nếu không có đủ tiền để thực hiện giấc mơ đó thì bạn tính sao?
Đôi khi người thân hoặc chính mình gặp biến cố phải vào viện, cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Lúc đó trên người bạn không có đồng nào, đành đi vay mượn người thân và bạn bè, rồi phải chịu vô số lời chế giễu và mỉa mai. Không xu dính túi chẳng khác nào một kẻ cô độc, lúc đó bạn còn biết làm gì?
Phương pháp 1: Tiết kiệm tiền theo từng bậc
Trong cuộc sống, người ta thường không thể tiết kiệm được chủ yếu vì hai lý do. Thứ nhất, phương thức tiết kiệm có vấn đề. Thứ hai, việc tiết kiệm được thực hiện kém hiệu quả.
Ví dụ như, vừa nhận được lương tháng bạn đã đem tất cả đi ăn uống rồi tận hưởng. Để rồi đến cuối tháng, bạn mới tỉnh ngộ và thấy hội hận, ước gì mình đã tiết kiệm từ sớm.
Tuy nhiên, dù có để dành cuối tháng mới tiêu tiền, bạn cũng không thay đổi được gì vì cuối cùng là tiền vẫn mất. Bạn chẳng những không tiết kiệm được đồng nào mà còn khiến cuộc sống của mình bị ảnh hưởng theo.
Bởi vậy, muốn tiết kiệm tiền, đầu tiên phải thay đổi cách thức dùng tiền, buộc mình phải tiết kiệm.
Mỗi khi nhận lương, việc đầu tiên bạn phải làm nếu muốn tiết kiệm chính là trừ đi khoản tiền mình sẽ tiết kiệm, đem giấu đi chỗ khác, sau đó mới tính toán chi tiêu phần còn lại. Để cách này thành công, bạn buộc phải giấu và quên đi phần tiền này. Nếu không phải là tình huống thực sự nguy cấp, bạn không được phép nhớ đến hay đụng vào.
Từ việc tiết kiệm tiền hàng tháng, bạn có thể tiến lên những bậc tiếp theo. Sau một năm, hãy đem tiền bạn tích góp được đi gửi ngân hàng với kỳ hạn 3 năm. Năm tiếp theo, gửi tiết kiệm với kỳ hạn 2 năm, rồi năm tiếp gửi với kỳ hạn 1 năm.
Phương thức này khá thuận tiện và thiết thực, rất phù hợp với những người trẻ tuổi. Một nhà quản lý tài chính từng nói: "Phương thức này sẽ giúp ứng phó với việc điều chỉnh lãi suất tiết kiệm".
Phương pháp 2: Định vị 4 vòng
Nhà sử học Tư Mã Thiên từng nói trong "Hóa Thực Liệt Truyện": "Vô tài tác lực, thiểu hữu đấu trí, kí nhiêu tranh thì". Câu này có nghĩa là, khi chưa có tài sản, bạn chỉ có thể dùng sức lực của mình để kiếm tiền. Tiếp đó, bạn cần liên tục học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, từ đó thăng tiến, nâng lương. Sau này khi sức lực đã suy giảm, sử dụng trí tuệ của mình để kiếm tiền. Có thể thông qua ý tưởng, các mối quan hệ, các kênh khác nhau rộng khắp để tăng tiến tài sản của mình.
Phương pháp định vị 4 vòng gồm 4 điều như sau:
- Đam mê: Chỉ khi thật sự yêu thích một thứ gì, mới có thể hết lòng cống hiến, kiên trì theo đuổi, không bỏ cuộc vì thất bại.
- Khác biệt: Ta có những kỹ năng mà người khác không có, làm những thứ mà người khác không làm.
- Nhu cầu thị trường: Thị trường có nhu cầu và ta có thể đáp ứng được nhu cầu này.
- Khả năng: Bạn có tay nghề cao, hiểu biết rộng về một lĩnh vực nhất định nào đó.
Trong một bài phỏng vấn, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới Warren Buffett đã khuyên những người muốn thành công rằng: "Khoản đầu tư tốt nhất chính là đầu tư cho chính bản thân mình. Không kẻ nào có thể cướp nó từ anh. Học hỏi để khiến bản thân mình giỏi hơn, tốt hơn. Ta chỉ sống có một lần, đừng đợi đến 50 tuổi mới hối tiếc vì ít học".
Chúng ta đang sống trong thời đại mọi thứ biến đổi vô cùng nhanh chóng. Chỉ một giây ngừng học hỏi, bạn sẽ bị bỏ lại, đặc biệt là khi bạn đang ở trong guồng quay của cuộc sống đô thị.
Cách tiết kiệm tiền thông minh nhất chính là đầu tư đúng đắn và hợp lý vào bản thân. Ví dụ như mua các khóa học nhằm đổi mới tư duy của chính mình, tìm đến thỉnh giảng các chuyên gia, xây dựng thương hiệu cá nhân... Có thể nói, đầu tư cho bản thân không bao giờ là lãng phí.
Người sống trên đời, luôn phải có đường lui cho mình. Những người trẻ tuổi càng phải nắm chắc đường lui của mình. Quản lý tài chính tốt, biết đầu tư cho bản thân chính là đường lui tốt nhất của bạn.
Nguồn: Tống Vân, knowpia