Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ Mỹ (SBA) thông tin trong một email rằng gần 5.000 ngân hàng đã cung cấp khoảng 1.6 triệu khoản vay trong chương trình cho vay khẩn cấp trị giá 350 tỷ đô la của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ duy trì việc làm cho nhân viên do ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Các ngân hàng và các tổ chức thương mại tại Washington D.C. cho biết các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ, bao gồm Wells Fargo, JPMorgan và Bank of America, đang bị quá tải do tiếp nhận hàng trăm ngàn đơn xin vay vốn.
Chính quyền tổng thống Donald Trump đang thúc giục Quốc hội Mỹ phê duyệt thêm khoản tín dụng trị giá 250 tỷ USD để bổ sung cho chương trình bảo trợ tiền lương. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ chắc chắn nhận được các khoản tín dụng với điều kiện phần lớn số tiền vay được dùng để trả tiền lương cho nhân viên.
Ông trùm siêu thị Lim Hock Chee và hai người anh em Lim Hock Eng, Lim Hock Leng, đồng sở hữu 57% cổ phần của Sheng Siong, chuỗi siêu thị lớn thứ 3 Singapore, chứng kiến tài sản lần đầu tiên chạm mốc 1 tỷ USD.
Cổ phiếu của Sheng Siong niêm yết ở Singapore đã tăng 39% kể từ mức thấp vào ngày 19/3, do sự bất ổn của thị trường giữa đại dịch. Khi giá cổ phiếu tăng lên, ông Hock Chee, CEO kiêm đại diện của Sheng Siong, đã mua thêm cổ phiếu vào cuối tháng 3.
Sheng Siong là một trong những chuỗi siêu thị tiện ích lớn nhất Singapore, có tổng cộng 61 chi nhánh trên toàn quốc. Theo báo cáo vào tháng 2, Sheng Siong đã dự đoán trước sự gián đoạn nguồn cung do hậu quả của đại dịch, và nhanh chóng thực hiện các biện pháp tăng hàng tồn kho.
Doanh số siêu thị tại Singapore tăng 15,5% so với năm trước và 15,4% so với tháng trước khi nước này nâng mức độ cảnh báo bùng phát dịch bệnh lên màu cam.
Bài viết được tham khảo từ Zing.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Ngoài đội ngũ nhân viên y tế, khoảng 3 triệu nhân viên tạp hóa cũng là lực lượng lao động vô cùng quan trọng tại Mỹ trong bối cảnh Covid-19 càn quét khắp đất nước. Nhu cầu mua đồ những tuần gần đây tăng gấp đôi, khi người dân hầu hết ở nhà và tự nấu nướng, khiến nhân viên tạp hóa phải nhận những ca trực dài hơn, khối lượng công việc lớn hơn, đồng thời sống trong sợ hãi trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Theo Công đoàn Thương mại và Thực phẩm Mỹ (UFCW), đại diện cho 900.000 nhân viên tạp hóa trên cả nước, hơn 1.500 nhân viên siêu thị đã dương tính với nCoV, gần 3.000 người không thể làm việc bởi đang cách ly hoặc chờ kết quả xét nghiệm. Ít nhất 41 người đã tử vong.
Do đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi giờ đây vô cùng khó khăn trong việc tìm và giữ chân nhân viên. Julia Pollak, nhà kinh tế học làm việc cho nền tảng tìm việc và tuyển dụng ZipRecruiter, cho biết số lượng bài đăng tuyển nhân viên tạp hóa đã tăng 60% trong 4 tuần qua.
Bài viết được trích dẫn từ VnExpress.net. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Các trường đại học thì lo ngại về khả năng sẽ giảm quy mô tuyển sinh và doanh thu sụt giảm. Các nguồn thu khác như chương trình du học và nhà sách trong khuôn viên cũng cạn kiệt, hơn nữa khoản ngân sách nghiên cứu liên bang cũng đang có nguy cơ bị cắt giảm.
Hơn nữa, khoản tài trợ đến các trường đều sụt giảm và họ lo ngại rằng nỗ lực kêu gọi đóng góp sẽ được thực hiện ngay cả khi các gia đình cần hỗ trợ tài chính nhiều hơn. Họ cũng dự kiến lượng sinh viên quốc tế sẽ giảm mạnh, đặc biệt châu Á, bởi quy định hạn chế di chuyển và lo ngại khi học tập ở nước ngoài. Các sinh viên nước ngoài thường đóng toàn bộ học phí, cho thấy đây là nguồn thu đáng kể ở khắp các trường từ Ivy League cho đến trường công.
Dịch Covid-19 buộc các trường đại học phải đóng cửa vào thời điểm giáo dục đại học – sử dụng gần 4 triệu lao động trên khắp nước Mỹ, đã đối mặt với những thách thức lớn. Tình trạng dân số sụt giảm khiến lượng tuyển sinh dự kiến cũng đi xuống. Hơn nữa, chi phí học và nợ sinh viên tăng đột biến dẫn đến những quan điểm băn khoăn về việc giáo dục đại học có thực sự "đáng tiền".
Giữa tháng 3, Moody’s Investors Service đã hạ triển vọng đối với giao dục đại học từ "ổn định" xuống "tiêu cực", dự đoán các trường có nguồn lực và dòng tiền mạnh, như Harvard hoặc Stanford, sẽ vượt qua "cơn bão" Covid-19, trong khi các trường nhỏ hơn thì không.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất và doanh số ô tô, từ đó khiến Công ty này ước tính lỗ 2 tỷ USD trong quý I/2020.
Theo một nguồn tin, tổng giá trị chứng khoán nợ do Ford phát hành mà các nhà đầu tư đặt mua lên tới 40 tỷ USD. Ford trước đó đã rút hơn 15 tỷ USD từ các khoản tín dụng quay vòng để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19.
Trong một diễn biến khác, đối thủ của Ford là General Motors (GM) cho hay đã ký một hợp đồng tín dụng quay vòng 364 ngày trị giá 1,95 tỷ USD. GM cho biết đã phân bổ khoản tín dụng trên cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính của Công ty này.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cảng container lớn nhất thế giới - Shanghai Yangshan - đã hoàn toàn quay trở lại hoạt động bình thường, theo 1 video đăng trên tài khoản Twitter của Tân Hoa Xã. Trước đó cảng này phải đóng cửa một phần khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm ở Trung Quốc.
Hơn 260 tàu chở hàng đã vào ra ở cảng này từ ngày 1/4 đến 13/4, tăng nhẹ so sánh cùng kỳ năm ngoái.
More than 260 cargo ships entered and departed from the port between April 1 and April 13, a slight increase from the same period last year, according to Xinhua.
Lấy dẫn chứng số liệu từ VCCI cách đây không lâu cho thấy đã có 35.000 doanh nghiệp đóng cửa chỉ trong 3 tháng đầu năm. Ông Hiếu cho rằng con số này hiện đã tăng gấp đôi. Thực tế nếu chúng ta đi ngoài phố sẽ thấy 80% các cửa tiệm đóng cửa.
"Tôi nghĩ cứ thế này bao nhiêu ngàn doanh nghiệp sẽ lao đao khốn khó. Thế thì gói nào cho những doanh nghiệp đó? Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần một gói riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và phải ở mức độ ít nhất 2% GDP lên khoảng 150.000 tỷ đồng", ông Hiếu đề xuất quan điểm.
Về gói này ông Hiếu cho rằng các doanh nghiệp cho họ vay có thể qua cơ chế Quỹ bảo lãnh tín dụng.
"Hãy dùng quỹ bảo lãnh tín dụng đó, chính phủ chưa phải bỏ ra đồng nào cả. Quỹ bảo lãnh tín dụng đó mới bảo lãnh thôi, chỉ khi nào bồi thường thì Chính phủ mới phải bỏ tiền ngân sách ra bồi thường. Còn bây giờ hãy dùng quỹ bảo lãnh tín dụng đó, dùng uy tín của Chính phủ bảo lãnh cho các ngân hàng và các ngân hàng dùng tiền của mình để cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi đề nghị nếu có món vay nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy cho họ vay và có thời gian ân xá một năm cả gốc và lãi để khi nền kinh tế hồi phục rồi bây giờ sẽ có chương trình trả nợ", ông Hiếu đề xuất giải pháp cấp bách.
Chuyên gia này còn đề nghị Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nên xem xét để xây dựng, thành lập một ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bài viết được trích dẫn từ Cafebiz.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, CEO Tan cho biết tại một số nước, GMV mảng chở khách giảm 2 chữ số. GMV là thước đo của các công ty Internet, đại diện cho tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ bán trên các nền tảng.
Ông Tan giải thích mô hình kinh doanh đa dạng hóa của Grab, bao gồm cả giao hàng, giao đồ ăn, đã giúp doanh nghiệp này bù đắp phần nào thiệt hại của dịch Covid-19. Để thích ứng với tình hình hiện tại, Grab tăng quy mô của các bộ phận không phải chở khách nhằm phục vụ nhu cầu và bảo đảm tài xế vẫn có cơ hội kiếm thu nhập. Và nhìn về phía trước, chở khách là dịch vụ đại chúng cần thiết nên sẽ phục hồi mạnh sau khi mọi người bắt đầu đi lại hậu phong tỏa.
Grab cho biết đã đầu tư gần 40 triệu USD để hỗ trợ tài chính trong khu vực và giới thiệu các biện pháp bổ sung tại những nơi như Singapore.
Khi được hỏi về tình hình tài chính, CEO Grab giải thích phần lớn chi phí của hãng đều là biến số và sẽ giảm khi nhu cầu giảm. Ông cũng nói thêm nhờ vào các khoản đầu tư lớn, họ may mắn có thanh khoản dồi dào để vượt qua ngay cả khi suy thoái 1 năm hay 3 năm.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
"Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã dự báo, GDP bình quân đầu người sẽ giảm trên 170 quốc gia do đại dịch Covid-19, nhưng dự báo đó có thể vẫn là một bức tranh lạc quan hơn so với thực tế" - bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF nói trong một cuộc phỏng vấn.
IMF lưu ý rằng ngay cả một đợt bùng phát trong thời gian ngắn cũng có thể sẽ kéo thế giới vào tình trạng suy giảm GDP 3%. Sự tái phát của Covid-19 vào năm 2021, nếu xảy ra, có thể khiến các nền kinh tế phải vật lộn trong nhiều năm tới.
"Các nhà dịch tễ học đang giúp chúng tôi đưa ra các dự đoán kinh tế vĩ mô. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử của IMF", bà nói thêm. "Và điều họ đang nói với chúng tôi là: coronavirus mới này là một ẩn số lớn, và chúng tôi không biết liệu nó có quay trở lại vào năm 2021 hay không".
Bấm link để đọc bài viết đầy đủ tại đây:
Trong gói hỗ trợ này, có 16 tỷ USD là để thanh toán trực tiếp cho các nhà sản xuất và chế biến thịt, sữa, rau và các sản phẩm khác.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đang hợp tác với các nhà phân phối khu vực và địa phương để thu mua hàng hóa nông sản trị giá 3 tỉ USD để phân phối lại cho các ngân hàng thực phẩm, nhà thờ và các tổ chức cứu trợ, trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hàng loạt và nền kinh tế ngưng trệ vì dịch.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp (USDA) cho biết hàng tháng cơ quan này sẽ thu mua các loại thực phẩm tươi sống, các sản phẩm từ sữa và thịt trị giá khoảng 100 triệu USD.
Ông Perdue nói USDA sẽ hợp tác với các công ty phụ trách mua sắm, đóng gói và phân phối hộp thực phẩm tại các ngân hàng thực phẩm.
Bài viết được tham khảo từ Soha.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Tổng thống Franklin D. Roosevelt từng đưa ra hiệp ước Thoả thuận mới (New Deal) để giải cứu nền kinh tế Mỹ trong cuộc Đại Khủng hoảng 1930.
Với Thoả thuận mới, Roosevelt tái cấu trúc quy luật của nền kinh tế thông qua việc thành lập Công ty Tài chính Tái thiết (Reconstruction Finance Corp – RFC) – một hình thức của Ngân hàng nhà nước với mục đích bảo lãnh cho các ngân hàng tư nhân. Bên cạnh đó, RFC còn có một nhiệm vụ đặc biệt là tài trợ cho các chương trình phúc lợi và công trình xây dựng lớn và đã làm thay đổi hoàn toàn nước Mỹ thời điểm đó.
70 năm trước, Ngân hàng nhà nước RFC đã ra đời và đóng vai trò như một nhà đầu tư mạo hiểm, cộng tác với các quỹ tư nhân và nhà hoạt động thị trường. Ngân hàng nhà nước này đã làm bất cứ điều gì có thể để duy trì hoạt động của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. Vai trò của RFC khi đó bao phủ toàn bộ nền kinh tế Mỹ từ phát hành thế chấp, tài trợ cho các công trình đường sắt, điện lưới hoá khu vực nông thôn và vốn hoá cho các ngân hàng tư nhân.
Đọc bài viết đầy đủ tại đây:
Theo Reuters, Chính phủ liên bang Canada hy vọng sẽ tạo thêm được 10.000 việc làm trong ngành năng lượng khi bơm khoảng 2,5 tỷ CAD (khoảng 1,8 tỷ USD) thông qua 2 gói hỗ trợ nhằm giúp những người thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động để dọn dẹp các giếng dầu khí và ngăn chặn tình trạng rò rỉ khí methane.
Trong gói hỗ trợ trên, Chính phủ Canada sẽ đầu tư 1,7 tỷ CAD để dọn dẹp các giếng dầu gây ô nhiễm và không còn hoạt động tại Alberta, Saskatchewan và British Columbia. Đồng thời, Canada thành lập một quỹ 750 triệu CAD nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành năng lượng giảm lượng khí thải methane.
Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau cho biết, các biện pháp tiếp theo nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp năng lượng lớn sẽ được công bố trong thời gian tới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Các quán cà phê tấp nập khách, các công viên tràn ngập người tắm nắng và cửa hàng Apple mở cửa trở lại với hàng dài khách chờ đợi… là những hình ảnh xuất hiện lần đầu sau những ngày tháng cách ly tại Seoul.
Ban đầu, Hàn Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với số lượng ca nhiễm Covid-19 cao thứ hai trên toàn cầu. Nước này đã cố gắng chế ngự sự lây lan mà không thực hiện các biện pháp quá khắt khe. Họ không yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa hoặc hạn chế đi lại.
Bất chấp lời yêu cầu khẩn thiết của chính phủ về việc nên tiếp tục cách ly ở nhà và lời cảnh báo về sự tái bùng phát dịch, nhiều người Hàn Quốc vẫn mạo hiểm ra ngoài vào thứ Bảy này, nói rằng họ tin điều tồi tệ nhất đã kết thúc.
Bài viết được tham khảo từ NDH.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trí Thức Trẻ