Bitcoin: Bong bóng tiền ảo hay là tiền?
Bitcoin có đầy đủ các yếu tố để tạo nên một bong bóng.
- 25-05-2017Phá mốc 2.500 USD, 1 Bitcoin giờ đắt gấp đôi 1 ounce vàng
- 24-05-2017Đánh bại mọi sản phẩm tài chính, bitcoin tăng giá gần 1 triệu lần chỉ sau 7 năm
- 22-05-2017Không chỉ bitcoin, các đồng tiền ảo khác cũng đang tăng giá điên cuồng - nguyên nhân là do đâu?
- 21-05-2017Bitcoin lần đầu đạt giá trị hơn 2.000 USD
Chỉ trong mấy ngày gần đây, những tin tức về đà tăng phi mã của đồng bitcoin tràn ngập các mặt báo tài chính. Kể từ khủng hoảng dot-com năm 2000 và bùng bổ bong bóng nhà đất năm 2008 đến nay, chưa bao giờ phát hiện bong bóng lại trở thành nỗi ám ảnh đến thế. Trong vài năm gần đây, nhà đầu tư đã phát hiện ra bong bóng trái phiếu, tín dụng, cổ phiếu và vàng trước khi nó kịp nổ tung. Trường hợp lần này xảy ra với một loại tài sản mới thực sự được số đông biết đến trong một thời gian ngắn gần đây: đồng tiền ảo bitcoin.
Bitcoin có đầy đủ các yếu tố để tạo nên một bong bóng
Thứ nhất, nó hoàn toàn mới. Nó là một hệ thống thanh toán số cho phép người nắm giữ sử dụng ở mọi nơi trên thế giới để thực hiện giao dịch trực tiếp mà không có sự can thiệp của bất cứ một bên thứ ba nào bao gồm cả chính phủ, nhà điều hành, ngân hàng trung ương - ít nhất là cho đến bây giờ.
Trong cuốn sách viết về hội chứng hoa tulip ở Hà Lan vào thế kỷ 17, nhà báo người Anh Mike Dash đã chỉ ra rằng: "Chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được hội chứng hoa tulip nếu không biết nó khác với những loài hoa khác như thế nào". Điều này tương tự với tầm quan trọng của internet trong những năm 1990 hay tiền ảo ngày nay.
Thứ hai, Bitcoin đang được che đậy trong một chiếc hộp bí mật. Cả người mua và người bán bitcoin đều có thể giao dịch vô danh - rất có lợi cho bọn tội phạm và hacker sử dụng để đòi tiền chuộc. Nguồn gốc hình thành của đồng bitcoin cũng là một bí mật. Nhà sáng lập đồng bitcoin được cho là Satoshi Nakamoto, nhưng không có bất cứ thông tin gì về con người này, thậm chí không rõ cái tên đó là một người hay một nhóm người.
Điều này làm gợi nhớ đến một cuộc khủng hoảng xảy ra vào thế kỷ 18, khi mà người ta vẫn thường lặp đi lặp lại câu nói "mặt trời không bao giờ lặn ở Vương quốc Anh". Những dân Anh giàu có không ngừng tìm kiếm cơ hội để đầu tư. Bởi vậy khi công ty Biển Nam (SSC) phát hành cổ phiếu, người ta tranh nhau mua vào. Không cần biết năng lực quản trị ra sao, chỉ nhờ những cam kết tuyệt vời, vỏ bọc hào nhoáng, cổ phiếu SSC đã trở thành tài sản được săn lùng. Đến năm 1720 cũng là thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng biển nam, ban quản trị SSC đã âm thầm bán ra số cổ phiếu đang nắm giữ sau khi phát hiện ra tình trạng yếu kém của công ty. Ngay sau đó, tin tức này đã được lan truyền đi khắp nơi, kích hoạt lên một làn sóng bán tháo cổ phiếu SSC và đẩy giá cổ phiếu này trở thành một tờ giấy vô giá trị. Đó cũng là lúc bong bóng biển nam vỡ tung.
Thứ ba, bitcoin không sở hữu giá trị nào khác ngoài thứ mà người mua sẵn sàng trả, hay nói cách khác mọi mức giá đều phù hợp. Điều này có thể khiến chúng ta nghi ngờ về khả năng gây ra bong bóng của bitcoin. Tuy nhiên, vẫn có lý do để lo lắng rằng bitcoin đang được định giá cao quá mức. Một nhà đầu tư bitcoin đã nhận được khoản lợi tức 351% hàng năm kể từ khi bắt đầu giao dịch vào tháng 7/2010 cho đến hôm thứ 3 vừa qua. Đó là một con số không dễ dàng biện minh.
Giá trị vs Giá cả?
Bitcoin cũng giống như các loại tiền tệ và hàng hóa khác như vàng, dầu, khoai tây và thậm chí là hoa tulip mà giá trị nội tại của nó rất khó để xác định - nếu không muốn nói là không thể. Nhưng tiền tệ có chính phủ đứng sau và nhà đầu tư có thể nắm giữ hàng hóa vào cuối giao dịch. Bitcoin mang lại cảm giác đầu cơ bởi nó chỉ là một đồ vật phù du hiển thị trên màn hình số.
Sự khác biệt giữa giá cả và giá trị nội tại là chỉ báo giúp các nhà quan sát nhận biết cổ phiếu internet đang bị định giá vô lý vào những năm 1990, hoặc trái phiếu thế chấp không an toàn như các nhà đầu tư giả định vào thời kỳ bong bóng nhà đất 2008. Tuy nhiên, một chỉ báo tương tự đối với bitcoin là không thể.
Trong cơn sốt dot-com, Warren Buffett đã được hỏi tại sao ông không đầu tư vào công nghệ. Warren Buffett đã có một câu trả lời nổi tiếng rằng ông không hiểu cổ phiếu công nghệ. Nhưng ý của ông là không ai hiểu cổ phiếu công nghệ và ông đã đúng. Tại sao người ta có thể mua vào khi Nasdaq 100 Index có P/E cao hơn 500 lần trong khi tỷ suất lợi nhuận lại chỉ ở mức thấp một cách nực cười - 0,2%.
Nhìn lại sự tự tin của các nhà đầu tư trong hai bong bóng tài sản cuối cùng, tôi không thể không băn khoăn tự hỏi liệu những người mua vào bitcoin hiện nay có hiểu được họ đang đầu tư vào thứ gì hay không.