MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bloomberg: Đây là lý do suy thoái ở các quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam

Một trong những ý tưởng đang thịnh hành giữa các nhà môi trường là xã hội nên tự nguyện giảm tăng trưởng kinh tế để bảo vệ hệ sinh thái.

Trong một bài báo gần đây của New Yorker, John Cassidy gọi đó là "phong trào xuống cấp". Ý tưởng này thu hút các nhà môi trường quan tâm đến việc hành tinh bị diệt vong, hay lo lắng rằng tăng trưởng sẽ khiến người nghèo bị bỏ lại phía sau... 

Mặc dù phong trào xuống cấp cũng chứa một vài ý nghĩa sâu sắc, nhưng nó đã dựa trên một số quan niệm sai lầm về định nghĩa và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu tại sao các chính trị gia quan tâm đến tăng trưởng. Đối với các nước đang phát triển, đó là việc nâng cao mức sống. Nhưng đối với các nước giàu như Mỹ, lý do lớn nhất khiến các nhà lãnh đạo thích tăng trưởng là vì nó có tương quan với tỷ lệ thất nghiệp. Tăng trưởng nhanh hơn - tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn - có nghĩa là nhu cầu lao động nhiều hơn, có nghĩa là nhiều việc làm hơn và tiền lương tăng. 

Vì vậy, khi các tổng thống hoặc nhà lập pháp Hoa Kỳ nói về tăng trưởng, cái họ muốn không phải là làm cho mức sống tăng lên thêm nữa, mà là tạo ra việc làm.

Bloomberg: Đây là lý do suy thoái ở các quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam - Ảnh 1.

Một quan niệm sai lầm thứ hai là cho rằng tăng trưởng là tiêu tốn thêm nguồn tài nguyên của trái đất vào các ngành công nghiệp sản xuất. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế thường đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn với ít nguồn lực hơn. Trong những thập kỷ gần đây, ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển, việc khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên vẫn không đổi hoặc thậm chí còn được cắt giảm.

Ở một số nước giàu, tăng trưởng đã không còn tạo ra quá nhiều khí thải carbon

Điều này đang xảy ra vì một số lý do. Nhu cầu của người tiêu dùng đang chuyển từ hàng hóa vật chất sang dịch vụ, bao gồm cả hàng trực tuyến. Công nghệ đổi mới sáng tạo cho phép sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Và các công nghệ bền vững như năng lượng mặt trời có thể thay thế các chất gây ô nhiễm, không tái tạo như than và khí đốt. 

Đôi khi, tăng trưởng chính là động cơ giảm việc sử dụng tài nguyên. Chẳng hạn như khi nông dân sử dụng các công nghệ tưới tiêu tốt hơn, họ tiết kiệm được nhiều nước hơn. Các nhà máy than được thay thế bằng năng lượng mặt trời, chúng ta sử dụng ít than hơn.

Nhưng, tăng trưởng có thể bền vững không có nghĩa rằng tối đa hóa tăng trưởng luôn luôn là khôn ngoan. GDP chỉ là một trong nhiều thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế. Nhà kinh tế Dietrich Vollrath giải thích: tăng trưởng chậm có thể là dấu hiệu của sự trưởng thành về kinh tế. Trong một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh, các nước phát triển có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với các nước đang phát triển. 

Bloomberg: Đây là lý do suy thoái ở các quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam - Ảnh 2.

Tuy nhiên, có một lý do quan trọng để theo đuổi việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và đặc biệt là các nước giàu: các nước đang phát triển rất cần nó. 

Mặc dù phần lớn thế giới đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực, nhưng đâu đó vẫn còn và tập trung ở các quốc gia như Nigeria - nơi đang phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm. Nhiều người sống ở các quốc gia đó vẫn có mức sống thấp. Họ có thể có đủ ăn, nhưng họ thường thiếu nước sinh hoạt, điện, nhà ở chất lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, giao thông hiệu quả và nhiều thứ khác mà người dân ở các nước phát triển coi là điều hiển nhiên.

Các nền kinh tế phát triển chính là thị trường quan trọng của hàng hóa được sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh và Ethiopia, giúp các quốc gia này tăng năng suất và chuyển sang nhóm nước giàu có trên thế giới. 

Tăng trưởng ở các nước tiên tiến cũng tạo ra các công nghệ - năng lượng mặt trời, pin và hóa chất thân thiện với môi trường - cho phép các quốc gia đang phát triển làm được nhiều hơn với ít tài nguyên và lao động hơn.

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên