MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bloomberg: Lãi suất đang dần "mất thiêng"

25-02-2021 - 12:43 PM | Tài chính quốc tế

Bloomberg: Lãi suất đang dần "mất thiêng"

Một nhóm các nhà kinh tế nổi tiếng đã khuyến nghị Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ nên ít chú trọng hơn vào công cụ chính sách lỗi thời này. Đó cũng là điều mà phần còn lại cho cả thế giới nên để tâm.

Trong nhiều thiên niên kỷ, lãi suất là công cụ chính để xác định giá của tiền. Chúng xác định cách các vương quốc thời trung cổ chi tiền cho các cuộc chinh phạt xa xôi và các quốc gia hiện tại tham gia các cuộc chiến. Chúng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chi phí thực phẩm, chỗ ở và phương tiện đi lại đến chăn sóc sức khỏe và chi tiêu của chính phủ.

Ngay cả sự điều chỉnh nhỏ nhất của lãi suất cũng được các nhà đầu tư, người mua nhà, chủ doanh nghiệp tới các nhà lãnh đạo quốc gia chú ý theo dõi. Tuy nhiên, thế kỷ 21 có thể dấu sự kết thúc cho tính hữu dụng của lãi suất.

Lạm phát từ lâu đã là động lực chính trong việc thiết lập mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, việc tăng giá, từng được coi là một lời nguyền, đã được kiềm chế trong những thập kỷ gần đây. Chúng ta đã không lạm phát khi hàng nghìn tỷ USD tiền kích thích ngập tràn nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như lạm phát không có khả năng xảy ra sau các gói cứu trợ tài chính và tiền tệ khổng lồ của các nước nhằm hạn chế thiệt hại của đại dịch Covid-19.

Thay vào đó, thế giới đang ở trong một thời kỳ kéo dài của lạm phát thấp hoặc gần bằng 0. Điều này bắt đầu sau những nỗ lực của các ngân hàng trung ương vào những năm 1980 nhằm ngăn chặn sự gia tăng giá cả nhanh chóng như những gì diễn ra thập kỷ trước và áp lực giảm phát từ sự chuyển dịch sản xuất sang các điểm đến chi phí thấp, tiến bộ công nghệ và thay đổi nhân khẩu học.

Trong khi đó, ngay cả lãi suất âm, một bước đi triệt để được áp dụng cách đây vài năm ở Nhật Bản, Thụy Sĩ và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng phần lớn không hiệu quả trong việc thúc đẩy lạm phát.

"Đó là lý do tại sao việc băn khoăn về lãi suất không hiệu quả", Stefan Gerlach, Yvan Lengwiler và Charles Wyplosz, 3 nhà kinh tế học thúc đẩy Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) thay đổi cách tiếp cận, chia sẻ.

"Đã đến lúc SNB nhận ra rằng chính sách lãi suất bị mắc kẹt ở mức -0,75% trong suốt hơn 6 năm và nó không còn đóng vai trò như một công cụ chính sách", nhóm này cho biết. Họ cũng khuyến nghị SNB nên công khai chấp nhận lạm phát nhanh hơn, một khái niệm từng được coi là dị giáo, và định hướng nền kinh tế thông qua tỷ giá hối đoái. Hướng tiếp cận này có vẻ giống những gì mà Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore đang áp dụng.

Phương pháp kể trên được Singapore thực hiện từ trước khi có đại dịch và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự hấp dẫn của nó là điều dễ hiểu. Giống như Thụy Sĩ, Singapore là một nước xuất khẩu nhỏ, giàu có và là một trung tâm tài chính. Singapore xem tỷ giá hối đoái là cộng cụ hiệu quả nhất để điều hành chính sách tiền tệ và giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, dựa trên quy mô nền kinh tế của mình.

Về phần mình, SNB cũng đã cố gắng tác động mạnh mẽ đến đồng franc Thụy Sĩ, thậm chí giới hạn nó trong 3 năm. Cơ quan này cũng duy trì mức lãi suất âm sâu nhất thế giới. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ nên thừa nhận rằng tiền tệ là một trò chơi tài chính, Lengwiler, Giáo sư Đại học Basel, nhận định.

Ngay cả khi lạm phát tăng lên trong vài năm tới, triển vọng lãi suất chuẩn sẽ quay lại mức của đầu năm 2008 là rất mong manh. Điều này có nghĩa chúng ta cần một cái gì đó tốt hơn để điều tiết đời sống kinh tế ngày nay. Trong trường hợp của Thụy Sĩ, tiền tệ sẽ là một công cụ khả dụng.

Ở đây cũng có một bài học cho các nền kinh tế lớn hơn, ngay cả khi họ không thể chuyển sang chính sách tập trung vào tiền tệ. Lựa chọn thực tế nhất là các ngân hàng trung ương phải tinh chỉnh cách tiếp cận của họ đối với lạm phát. Ví dụ, SNB hiện định nghĩ ổn định giá cả là tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 2%. Tuy nhiên, lạm phát thực tế đã ở mức dưới 0 trong hơn 1 năm. Gerlach, Lengwiler và Wyplosz cho rằng nên đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2% để đạt được trung bình trong dài hạn.

Những lời khuyên này dường như đã có tác động trên toàn cầu. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ năm ngoái đã kết thúc một cuộc đánh giá dài về khuôn khổ tiền tệ của mình. Hiện tại, họ có thể thoải mái với việc lạm phát cao hơn mục tiêu trong một thời gian nếu đó là điều cần thiết để duy trì mức 2%.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang xem xét 3 tháng về chính sách cực kỳ lỏng lẻo của họ và kết quả sẽ được công bố trong tháng tới. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng đang cân nhắc những thay đổi của riêng mình đối với tốc độ tăng giá lý tưởng. Các tác giả ủng hộ mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Australia trong việc đưa lạm phát trung bình đạt 2-3% trong trung hạn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều không gian cho chính sách.

Ở thời điểm hiện tại, các mô hình quản lý tiền tệ cũ vẫn chưa cho thấy nó buộc phải thay thế. Tuy nhiên, nhu cầu về tư duy sáng tạo không có gì đáng ngạc nhiên. Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, một số chính sách tiền tệ khác biệt cũng đã được triển khai. Khi đại dịch xảy ra, đây là thời điểm để các nhà hoạt định chính sách tiền tệ luôn quá thận trọng nhìn lại, Lengwiler cho biết.

Linh Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên