MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bloomberg: Việt Nam có gì khác so với các "tiểu Trung Quốc" như Indonesia và Ấn Độ?

Bloomberg Economics nhận định rằng, không một quốc gia nào có thể thành công theo đúng cái cách mà Trung Quốc đã đạt được khi cải cách kinh tế. Thay vào đó, một loạt "tiểu Trung Quốc" sẽ phát triển, nỗ lực tận dụng lợi thế nhưng bị cản trở bởi những thách thức rất riêng. Việt Nam cũng vậy.

Mạng lưới nhà máy, nhà cung cấp, dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng giao thông của Trung Quốc đã phát triển từ cách đây rất lâu, được hỗ trợ bởi tiền và công nghệ từ Nhật Bản, Đài Loan và Hong Kong. Họ có một lực lượng lao động khổng lồ, rẻ, biết chữ và có được quyền tiếp cận gần như không bị cản trở vào các thị trường toàn cầu trong ba thập kỷ. 

Nhưng sau hơn một năm xích mích thương mại với Hoa Kỳ, Bloomberg Economics đã xem xét sáu thước đo, từ lao động đến các quy định kinh doanh, trên 10 nền kinh tế châu Á, để xác định các nền kinh tế đang phát triển có thể có được một phần lớn trong chiếc bánh "công nghiệp sản xuất ở châu Á".

"Không có nền kinh tế nào có thể một mình ướm vừa giày của Trung Quốc", Chang Shu và Justin Jimenez viết trong báo cáo của Bloomberg Economics. "Nhiều quốc gia có lợi thế chi phí thấp. Ngoại trừ Ấn Độ, tất cả đều thiếu lợi thế quy mô như Trung Quốc. Và tất cả phải đối mặt với những thách thức trên nhiều khía cạnh khác của năng lực cạnh tranh. Ấn Độ đứng đầu bảng xếp hạng tiềm năng xuất khẩu nhờ dân số đông đảo. Đứng thứ hai là Indonesia, tiếp theo là Việt Nam".

Bloomberg: Việt Nam có gì khác so với các tiểu Trung Quốc như Indonesia và Ấn Độ? - Ảnh 1.

Lấy công ty Kuisheng Craft làm ví dụ. Công ty này là một nhà sản xuất đồ trang trí sân vườn và nhà ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến. Doanh số của họ tại thị trường Hoa Kỳ đã sụt giảm 30% sau thuế quan của Tổng thống Trump, nhưng chưa đủ để khiến họ chuyển sản xuất ra nước ngoài. 

"Thay vào đó, công ty chọn cách theo đuổi các chiến lược khác như xin cấp bằng sáng chế ở châu Âu để mở rộng bán hàng ở đó", Giám đốc bán hàng Will Huang cho biết. "Lao động rẻ hơn ở Việt Nam, nhưng văn hóa làm việc rất khác biệt", ông Huang nói tại một gian hàng ở Hội chợ Canton, cuộc triển lãm thương mại lớn nhất thế giới, được tổ chức vào tháng trước tại Quảng Châu. 

Ông cho biết công nhân Trung Quốc có tay nghề cao hơn và sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành đơn hàng đúng tiến độ. Trong những năm qua, Huang cho biết anh chỉ nghe nói về hai nhà sản xuất đối thủ nhỏ ở Tuyền Châu đã chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Các nhà máy Trung Quốc cũng có những lợi thế cạnh tranh riêng khó thay thế. Họ đã dành nhiều thập kỷ cạnh tranh với nhau, cắt giảm chi phí, hợp lý hóa sản xuất và mài giũa hiệu quả của ngành logistic. Giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm kể từ tháng 7, với chi phí năng lượng rẻ hơn. Tiềm năng đạt được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm bớt một số áp lực đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. 

"Ngay cả khi cuộc chiến thương mại tiếp diễn, Trung Quốc vẫn là người chơi chiếm ưu thế, bởi vì có một khoảng cách lớn giữa trình độ sản xuất của Trung Quốc và các quốc gia khác", ông Joao Barbosa, giám đốc phát triển kinh doanh tại V-Trust Insp Service Co., một công ty kiểm tra chất lượng, cũng có văn phòng tại Ấn Độ và Việt Nam. Ông cho biết rất nhiều nhà sản xuất tại Trung Quốc ngày nay không cần phải kiểm tra chất lượng của bên thứ ba. Tuy nhiên, đối với sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao sản xuất tại Việt Nam, họ vẫn cần phải kiểm tra lại.

Ấn Độ, Indonesia 

Nỗ lực bắt kịp năng lực sản xuất của Trung Quốc của Ấn Độ đã bắt đầu một cách nghiêm túc từ 5 năm trước với sáng kiến ​​của Thủ tướng Narendra Modi. Ấn Độ đã gần vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới và dân số trong độ tuổi lao động được dự đoán sẽ đạt 1 tỷ vào năm 2050. Nhưng lợi thế của nguồn cung lao động giá rẻ khó bù đắp được các hạn chế khác, như cơ sở hạ tầng không hoàn thiện, lỗi thời, quy định lao động thiếu chặt chẽ, quan liêu,...

Ấn Độ đã tăng 37 điểm kể từ năm 2017 trong bảng xếp hạng World Bank, vì dễ kinh doanh, nhưng nó vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 63.

Indonesia thì gặp vướng mắc về vấn đề thủ tục. "Năm ngoái họ đã ra mắt hệ thống nộp đơn trực tuyến để việc xin giấy phép kinh doanh dễ dàng hơn. Nhưng nó không giúp được gì nhiều, vì các loại giấy phép riêng vẫn được yêu cầu từ chính quyền địa phương", Utomo - giám đốc bán hàng toàn quốc tại PT Sharp Electronics Indonesia nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Thuế cũng gặp phải vấn đề tương tự".

Việt Nam vướng mắc ở đâu?

Việt Nam, thường được cho là một người chiến thắng tiềm năng từ cuộc chiến thương mại, cho thấy, ngay cả lợi thế đó cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chính quyền Trump đã đánh thuế hơn 400% đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam. 

Việt Nam đứng thứ ba trong bảng xếp hạng Bloomberg Economics, hạn chế nhất ở mặt cơ sở hạ tầng. Các công ty vào Việt Nam đang tạo áp lực lên hệ thống cảng, gây tắc cảng. 

Trung Quốc có 7 trong số 10 cảng container bận rộn nhất thế giới - với Thượng Hải ở vị trí số 1. Việt Nam có 2 cảng lớn nhất là cảng biển TP.Hồ Chí Minh và Cái Mép, xếp thứ 26 và 50, theo Bloomberg Intelligence.

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên