MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bloomberg: Xuất phát điểm đang ngày càng cao hơn nên sẽ rất khó để Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này

"Tăng trưởng có thể chậm lại một chút vào đầu năm tới, vì các chỉ số đã rất tốt trong năm 2019", Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận Kinh tế và Chiến lược tại Mizuho Bank Ltd. tại Singapore cho biết.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại trong quý IV, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang suy yếu và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt.

Tổng cục Thống kê cho biết tại một cuộc họp ngày 27/12, tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,97% trong quý IV so với cùng kỳ, giảm so với mức 7,48% được điều chỉnh trong quý 3. Cao hơn so với ước tính trung bình 6,9% trong một khảo sát với 6 nhà kinh tế học của Bloomberg.

Trong cả năm, nền kinh tế đã tăng trưởng 7,02%, vượt qua mục tiêu 6,8% của Chính phủ.

"Tăng trưởng có thể chậm lại một chút vào đầu năm tới, vì các chỉ số đã rất tốt trong năm 2019", Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận Kinh tế và Chiến lược tại Mizuho Bank Ltd. tại Singapore cho biết.

Bloomberg: Xuất phát điểm đang ngày càng cao hơn nên sẽ rất khó để Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này - Ảnh 1.

"Xuất phát điểm đang ngày càng cao hơn nên sẽ rất khó để Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ này", ông nói. "Câu hỏi thực sự là năm 2020 sẽ có ý nghĩa gì đối với Việt Nam nếu quan hệ thương mại Mỹ-Trung ổn định".

Xuất khẩu trong tháng 12 tăng 10,1% so với một năm trước đó, trong khi nhập khẩu tăng 11%. Tính chung cả năm, xuất khẩu tăng 8,1% và nhập khẩu tăng 7% so với quý III. Xuất khẩu giảm 4,6% trong quý IV, kéo theo việc giảm tăng trưởng GDP của quý, theo Tổng cục Thống kê.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương đảm bảo có đủ tiền và tín dụng trong nền kinh tế, đặc biệt là từ cuối năm đến đầu năm 2020. 

Tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể làm suy yếu đà xuất khẩu trong thời gian ngắn, trong khi nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh thương mại và đầu tư, Ngân hàng Thế giới cho biết trong báo cáo kinh tế ngày 17/12.

Giá tiêu dùng tăng 5,23% trong tháng 12 so với cùng kỳ. Chính phủ đặt mục tiêu giới hạn lạm phát trung bình ở mức 4% trong năm nay. Sản xuất cho cả năm tăng 11,3%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký năm 2019 tăng 7,2%, trong khi vốn đầu tư giải ngân tăng 6,7%. 

"Có hai khía cạnh có thể tạo ra thách thức. Thứ nhất là làm sao để Việt Nam quản lý các vấn đề năng lực của mình (như lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), khi đang phải giải quyết những hạn chế khi nền kinh tế tiếp tục phát triển. Thứ hai là liệu Mỹ có lo ngại và chú ý nhiều hơn vào sự mất cân bằng thương mại ngày càng lớn giữa Mỹ và Việt Nam hay không", Varathan của Mizuho Bank cho biết.

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên