BLV Nam Giang: Không cần chiến lược cạnh tranh giá rẻ, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành điểm đến đẳng cấp hàng đầu thế giới về golf
Việt Nam hiện tại có 70 sân golf và con số này còn tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên định hướng nào cho phát triển sân golf ở Việt Nam, bao nhiêu sân golf là đủ đang là câu hỏi được đặt ra.
- 30-11-2024Mỹ nhân Vườn Sao Băng giảm vù vù 14kg mà không tập thể dục: Có 1 bí quyết ai nghe xong cũng thấy kỳ lạ
- 30-11-2024Có một "nỗi đau" gọi là: Sống ở chung cư tầng cao
- 30-11-2024Doanh nhân ăn "quả chuối dán tường" trị giá 157 tỷ đồng: Hương vị rất ngon, tôi muốn mua thêm 100.000 quả nữa
Tại hội thảo Phát triển bền vững ngành công nghiệp golf Việt, đã có rất nhiều tham luận được đưa ra về toàn cảnh golf Việt Nam. Đáng chú ý chính là phần chia sẻ của nhà sáng lập GolfEdit, The Golfers - BLV Nam Giang về quy hoạch sân golf, định hướng tương lai và chiến lược phát triển phù hợp cho thị trường sân golf Việt.
Trong phần trình bày rất chi tiết và đầy đủ, ông Nam Giang đã chia sẻ sự tăng trưởng sân golf Việt Nam trong thời gian qua và đã có thống kê về sân golf của 3 miền Bắc Trung Nam ở thời điểm hiện tại. Việc gần đây bùng nổ quy hoạch sân golf là một điểm sáng, khích lệ mạnh mẽ tinh thần đầu tư và hướng sự quan tâm đến thị trường golf Việt.
Động lực khiến các sân golf liên tục được quy hoạch xuất phát từ Nghị định số 52/2020/NĐ-CP của Chính phủ khi các tỉnh sẽ được cấp phép đầu tư sân golf theo nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương thay vì theo định hướng quy hoạch quốc gia như trước đây. Chính vì vậy, nhiều tỉnh thành tại Việt Nam đã và đang tận dụng cơ hội mở cửa chính sách để kêu gọi, thu hút đầu tư hệ sinh thái sân golf từ các tập đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tuy nhiên BLV Nam Giang cho biết vẫn còn nhiều thách thức: Đầu tiên chính là nguồn đầu tư rất lớn cần huy động và vẫn còn rất nhiều thủ tục đảm bảo quy định pháp lý không dễ dàng thực hiện. Việc vẫn chưa thể chủ động được nguồn cung đầu vào để xây dựng sân golf từ cỏ, thiết bị máy móc, vận hành và phải nhập khẩu nước ngoài đã khiến cho đầu vào có chi phí rất cao.
Chưa kể các sân golf mở ra vẫn phải đáp ứng nhu cầu việc làm cho địa phương, trong đó việc làm cho caddie là một phần phí không nhỏ nằm trong giá chơi golf. Ngoài ra việc chịu các loại thuế trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt cũng tác động lớn đến giá thành. Do vậy để phát triển golf ở Việt Nam vẫn là một ngành ngoài cần điều kiện rất chi tiết, quy định nghiêm ngặt thì còn là một ngành cần khoản đầu tư khổng lồ. Đây là những thách thức không nhỏ khiến cho việc từ quy hoạch trở thành thực tiễn vẫn còn có một khoảng cách lớn”.
Ông Nam Giang cũng bổ sung thêm thêm, thách thức tiếp theo nằm ở thu nhập bình quân của người dân Việt Nam theo danh nghĩa vẫn ở mức thấp trong khu vực mặc dù đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm qua. Trong khi đó phần người chơi golf vẫn nằm trong nhóm người có điều kiện và thực sự đam mê với bộ môn này.
“Để thu hút nhiều người chơi golf hơn thì việc đầu tiên mà nhiều chuyên gia nhận định cần phải hạ được mức giá chơi golf xuống thấp hơn. Điều này có vẻ bị mâu thuẫn với chính việc kinh doanh của các sân golf nơi đầu vào đầu tư của họ đang là rất lớn. Thực tế nhiều sân golf ở Việt Nam mặc dù có mức thu phí người chơi ngang ngửa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, nơi có thu nhập cao gấp đôi, gấp ba lần chúng ta nhưng vẫn kêu lỗ hay chỉ hoà vốn”, BLV Nam Giang nói.
Mặc dù vậy theo ông Nam Giang thì golf Việt vẫn đang trong đà tăng trưởng và các sân golf mới sẽ tiếp tục được khai trương trong thời gian tới. Vậy câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần khoảng bao nhiêu sân golf? Ông Nam Giang chia sẻ: “Thị trường Golf của chúng ta đi sau rất nhiều các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới nhưng tôi thấy đó cũng là một điểm lợi khi chúng ta có cơ hội để học hỏi họ và tránh những bài học đắt giá trong quy hoạch và phát triển sân golf…Một con số lý tưởng theo tôi là dao động từ 90-110 sân golf ở Việt Nam có thể được coi là một con số hiện thực từ nay đến 2030”.
Về định hướng phát triển sân golf của Việt Nam ông Nam Giang nhấn mạnh việc cạnh tranh giá rẻ với các quốc gia như Thái Lan không phải là chiến lược đúng đắn.
Theo BLV Nam Giang, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một điểm đến đẳng cấp trải nghiệm sân golf hàng đầu trên thế giới khi hội tụ nhiều yếu tố như phong cảnh thiên nhiên đẹp, ẩm thực và văn hóa đa dạng, con người thân thiện cùng những khu nghỉ dưỡng, du lịch đẳng cấp cho các golfer.
Về tầm nhìn dài hạn, ông Nam Giang cũng chia sẻ về định hướng phát triển xanh trong việc xây dựng sân golf, không chỉ vì kinh doanh lợi nhuận trước mắt mà còn vì môi trường, vì giá trị để lại cho thế hệ sau này. “Rất nhiều sân golf tại Việt Nam đã chuyển đổi sang dùng loại cỏ mới có khả năng chịu hạn tốt, thân thiện môi trường và không làm tiêu tốn nhiều nước cũng như cả phân bón. Ngoài ra nhiều sân golf đã sử dụng cả nguồn năng lượng xanh như pin mặt trời để cung cấp điện cho sân. Nhiều sân golf khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường từ tee gỗ đến các cốc dùng bằng giấy hoặc golfer tự mang cốc nước của mình….Rõ ràng định hướng phát triển xanh đang là xu thế mà các sân golf của Việt Nam chắc chắn sẽ không nằm ngoài cuộc”, BLV Nam Giang cho biết.
Đời sống Pháp luật