Bỏ qua 5 quy tắc tài chính quan trọng ở độ tuổi 30 có thể khiến bạn gặp rắc rối trong tương lai
Bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu tài chính hơn nếu viết chúng ra cụ thể.
- 18-11-2022Tất tần tật những điều cần biết về quy tắc tài chính 50/30/20
- 05-09-20224 quy tắc về quản lý tài chính gia đình mà chị em nào cũng nên nắm rõ
- 05-04-202210 quy tắc tài chính nếu vướng vào có thể mất điểm trầm trọng trong mắt người khác
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu cải thiện tài chính cá nhân của bạn. Có một số bài học tài chính mà bạn chắc chắn nên học ở độ tuổi 30. Lập ngân sách, có mục tiêu thực tế và theo dõi các khoản nợ là chìa khóa để đảm bảo sức khỏe tài chính của bạn được tốt nhất.
Cần rất nhiều thời gian và tính kỷ luật để có thể quản lý tiền một cách khôn ngoan. Đó không phải là điều xảy ra trong một sớm một chiều. Một số người phải dành cả đời để học cách quản lý tiền bạc. Mặc dù bạn cảm thấy 30 tuổi là trẻ trung, nhưng sự thì lập ngân sách càng sớm, thì tài chính của bạn sẽ càng tốt về lâu dài. Dưới đây là những bài học tài chính quan trọng nhất bạn sẽ cần ở độ tuổi 30.
1. Bám sát ngân sách chi tiêu
Hầu hết những người 20 tuổi đều có ý tưởng lập ngân sách hoặc đã sử dụng một ứng dụng để theo dõi tài chính. Tuy nhiên, rất ít người có thể bám sát vào kế hoạch sử dụng ngân sách. Khi bạn bước sang tuổi 30, đã đến lúc bắt đầu phân bổ từng đồng tiền bạn kiếm được sẽ tiêu vào đâu.
Mục tiêu tổng thể của việc lập ngân sách là biết tiền của bạn đang đi đến đâu để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy nhớ rằng số tiền chi tiêu sẽ tăng lên theo thời gian. Bạn có thể chi tiền cho những chuyến mua sắm hoặc trải nghiệm vui vẻ, miễn là chúng phù hợp với những gì bạn đã lập ngân sách và mục tiêu tiết kiệm.
2. Để lại 10% - 20% số tiền kiếm được để tiết kiệm
Đây là một lời khuyên khác mà bạn cần ghi nhớ khi ở độ tuổi 30 và được khuyến nghị bởi đại đa số các nhà hoạch định tài chính. Khi lương của bạn đến vào mỗi tháng, nên biết những gì cần phải chi cho chi phí cố định, chi phí phát sinh và cuối cùng là tiết kiệm.
Bạn nên dành ra 20% số tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng. Nếu thu nhập của bạn thấp, hãy dành ra 10%.
3. Hãy thực tế về các mục tiêu tài chính
Hãy ngồi xuống và thực sự suy nghĩ về các mục tiêu tài chính. Hình dung độ tuổi mà bạn muốn đạt được chúng. Viết chúng ra và tìm cách biến chúng thành hiện thực. Bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu viết chúng ra và lập một kế hoạch.
4. Xác định tình hình nợ
Đối với những người có các khoản vay cá nhân, thế chấp, hoặc nợ thẻ tín dụng, việc trả hết nợ sẽ giúp cuộc sống trở nên hoàn toàn khác biệt. Có nhiều phương pháp để xóa nợ. Liệt kê tất cả các khoản nợ từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bất kể lãi suất. Trả khoản thanh toán tối thiểu cho tất cả trừ khoản nợ nhỏ nhất.
Trả hết nợ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tài chính cá nhân của bạn. Nó sẽ cho phép ngân sách của bạn mở rộng hơn nữa và để thêm nhiều hơn vào khoản tiết kiệm.
5. Bắt đầu cho một quỹ khẩn cấp
Nếu bạn không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng sẽ sử dụng tiền tiết kiệm hoặc tiêu vào thẻ tín dụng để thanh toán các chi phí ngoài kế hoạch. Hãy lập kế hoạch để có một số tiền đủ để đáp ứng mọi trường hợp bất ngờ xảy ra.
Phụ nữ Việt Nam