MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch bệnh sẽ không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm, 4 kịch bản cần phải chuẩn bị

19-02-2021 - 11:26 AM | Xã hội

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch bệnh sẽ không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm, 4 kịch bản cần phải chuẩn bị

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp vì vậy tất cả các địa phương, tỉnh thành đều phải chuẩn bị sẵn 4 kịch bản ngăn chặn dịch bệnh.

Sáng ngày 19/2, Hội nghị Giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục Trưởng phụ trách Cục Y tế Dự phòng cho hay, số ca mắc Covid-19 trên thế giới đang giảm tuy nhiên chúng ta không được chủ quan. Trên thế giới xuất hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Cụ thể, biến chủng Anh đã ghi nhận tại 90 quốc gia; biến chủng Nam Phi đã ghi nhận ở hơn 40 quốc gia.

Trong đợt dịch này Việt Nam ghi nhận 3 biến chủng. Trong đó, biến chủng Anh có khả năng lây lan nhanh.

Theo ông Tấn, chỉ tính riêng 7 ngày nghỉ Tết (từ 10/2-16/1) đã ghi nhận 204 trường hợp mắc trong nước tại 7 tỉnh thành phố gồm: Hải Dương (174 ca); TP. Hà Nội 9 ca; Tp.HCM 8 ca; Quảng Ninh 7 cả; Gia Lai 5 ca; Bắc Ninh và Bắc Giang ghi nhận 1 ca.

Nhận định về tình hình dịch bệnh ông Tấn cho hay, các ổ dịch lớn như: TP.HN, TP.HCM, Quảng Ninh đã được kiểm soát. Các ổ dịch tỉnh thành khác có liên quan tới ở dịch tại Hải Dương nhiều ngày đã không ghi nhận ca mắc mới.

Riêng đối với ổ dịch Hải Dương về cơ bản đã kiểm soát được tình hình. Nhưng tại ổ dịch tại Cẩm Giàng cần phải quyết liệt hơn nữa.

Ổ dịch Hải Dương đã ghi nhận 575 trường hợp mắc Covid-19 vượt qua con số mắc tại Đà Nẵng (389 ca). Trung bình Hải Dương mỗi ngày có thêm 20 ca/ ngày, trước đó Đã Nẵng mỗi ngày có thêm 15 ca/ngày.

 Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch bệnh sẽ không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm, 4 kịch bản cần phải chuẩn bị - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, trong quý I công tác phòng dịch bệnh vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách và lâu dài. Dịch bệnh Covid-19 sẽ không thể kết thúc được 6 tháng đầu năm và ngay cả trong năm 2021. Do vậy, tất các địa phương cần phải chuẩn bị tất cả các tình huống, không lơ là, thực hiện phương châm 4 tại chỗ.

Bộ trưởng cho hay: "Thời gian qua chúng ta có cái Tết ăn lành. Tuy nhiên, còn một số địa phương vẫn phải đối phó với dịch bệnh. Đợt dịch thứ 3 này phức tạp hơn các đợt dịch trước: Biến chủng virus tốc lây cao hơn 70% trong gian ngắn phát hiện nhiều ca; Dịch tễ xảy ra trong khu công nghiệp và xảy ra ngay trước Tết và trong Tết".

Hiện nay, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh tại 12/13 địa phương có ghi nhận ca bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh trong thời gian tới vẫn sẽ diễn biến phức tạp Bộ trưởng Y tế yêu cầu cần phải tính tới 4 kịch bản:

- Không chủ quan lờ là không được nghĩ dịch không xảy ra ở địa phương mình. Vì dịch bệnh có thể xảy ra bất cứu nơi nào và địa điểm nào. Các địa phương cần chủ động mọi tình huống để không bị luống cuống.

- Chuẩn bị tất cả các phương án: kịch bản cho vấn đề cách ly. Cách ly triệt để các trường hợp F1 để đưa mầm bệnh cộng đồng. Bộ Y tế đã đúc rút bài học quản lý từng hộ dân: Quản lý được người đến người đi để thực hiện tốt giãn cách.

- Các địa phương chuẩn bị phương án xét nghiệm và kịch bản xét nghiệm nhiều hơn. Trong trường hợp dịch ở mức độ nào sẽ nâng công suất xét nghiệm lên. Cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác xét nghiệm, điều phối xét nghiệm.

Bên cạnh đó, các địa phương phải tập huấn cho lực lượng y tế về lấy mẫu. Coi lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng khoang vùng diện hẹp để tránh ảnh hưởng tới người dân.

Xét nghiệm trên diện rộng là cách chặn được nguồn lây. Với biến chủng virus nếu không xét nghiệm nhanh sẽ đuổi theo dịch và càng đuổi sẽ càng đuối.

- Chuẩn bị cho phương án điều trị: bên cạnh duy trì khám chữa bệnh bình thường các bệnh viện phải chuẩn bị cho phương án nếu xuất hiện ca bệnh. Cơ sở y tế phải liên tục sàng lọc bệnh nhân. Phát hiện sớm dập dịch nhanh hơn, nếu để chậm ổ dịch sẽ tiến khó kiểm soát.

Theo Ngọc Minh

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên