MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng NN&PTNT: "Thủy Tinh dâng đến đâu thì Sơn Tinh dâng đến đấy để thích ứng"

Thời gian tới, theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp vùng ĐBSCL tiếp tục tái cơ cấu theo hướng thích ứng, căn cứ vào thị trường, nguồn nước, đưa KHCN kết hợp với kinh nghiệm dân gian để phát triển bền vững.

Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020; kế hoạch năm 2021; mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: nhìn lại năm 2016 mỗi năm chúng ta sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón, chủ yếu là vô cơ với 710 cơ sở sản xuất, đến nay số phân bón hữu cơ đã đạt gần 4 triệu tấn, không tăng thêm nhà máy sản xuất phân bón vô cơ. Cả nước có  243.000 ha đất nông nghiệp canh tác theo hữu cơ, xuất khẩu 235 triệu USD sản phẩm nông sản hữu cơ.

Tương tự, khối lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ 120.000 tấn vào năm 2016 đến năm 2019 còn 75.000 tấn trong đó 20% là thuốc sinh học.

Thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hoàn chỉnh thể chế, chế tài... để vận hành nền nông nghiệp phát triển bền vững, dinh dưỡng cao, tăng xuất khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu thông tin, nếu năm 1990 cả nước có khoảng 9 triệu ha rừng thì sau 30 năm chúng ta có 14,6 triệu ha, trong đó có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên. Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam là 42%, trong khi thế giới là 29%, đây là cố gắng vượt bậc cả hệ thống chính trị và toàn dân. Chúng ta quyết tâm phát triển rừng để bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển bền vững. Chính sách hỗ trợ người dân bảo vệ rừng tự nhiên tăng dần qua các năm và đến nay đạt mức 250.000 đồng/ha và Quốc hội đã yêu cầu nghiên cứu nâng lên mức 1 triệu đồng/ha. 

Đáng chú ý nguồn thu từ bảo vệ rừng tự nhiên ngày càng tăng như phí môi trường rừng một năm thu hơn 3.000 tỷ đồng, mới đây Việt Nam đã ký thỏa thuận bán 10 triệu tấn CO2, tương đương khoảng 50 triệu USD dành cho trồng rừng và bảo vệ rừng. Việt Nam đã được thế giới công nhận tham gia phát triển bền vững.

Ngoài ra 4,3 triệu ha rừng nguyên liệu đã cung cấp khoảng 30 mét khối nguyên liệu, đáp ứng phần lớn nhu cầu của 4.600 DN chế biến gỗ, kim ngạch xuất khẩu khoảng 13 tỷ USD trong năm 2020.

Tại khu vực ĐBSCL, sau khi có nghị định "thuận thiên" của Chính phủ, nông nghiệp ĐBSCL chuyển mạnh từ khai thác tự nhiên sang thích ứng, tái cơ cấu thời vụ, vùng sản xuất, chuyển đổi 400.000/1,8 triệu ha đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả đạt giá trị cao.

Thời gian tới, nông nghiệp vùng ĐBSCL tiếp tục tái cơ cấu theo hướng thích ứng, căn cứ vào thị trường, nguồn nước, đưa KHCN kết hợp với kinh nghiệm dân gian để phát triển bền vững.

"Cố gắng đúng theo phương châm Thủy Tinh dâng đến đâu thì Sơn Tinh dâng đến đấy để thích ứng" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

H.A

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên