Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "RCEP sẽ gửi thông điệp tích cực cho thế giới về sức mạnh khu vực"
Sáng 27/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 8 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì.
- 27-08-2020Chủ tịch HĐQT iSofH: Khi giá dịch vụ công nghệ y tế không bằng một lượt gửi xe, một phích nước sôi thì càng phải làm tốt hơn nữa để được thừa nhận
- 27-08-2020Việt Nam phấn đấu tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu về Chính phủ điện tử trong năm 2020
- 27-08-2020Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng trước cơ hội chuyển hàng hóa thô thành sản phẩm tinh
- 26-08-2020Cổng Công khai ngân sách nhà nước chính thức hoạt động
Theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo RCEP, hội nghị thảo luận và thúc đẩy đàm phán, hướng tới khả năng ký kết Hiệp định vào cuối năm 2020. Hội nghị được diễn ra theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của Bộ trưởng Kinh tế đến từ 15 quốc gia.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh về tầm quan trọng của những hoạt động tập thể nhằm tăng cường chuỗi cung ứng và phục hồi kinh tế hậu Covid-19. "Việc ký hiệp định RCEP sẽ gửi thông điệp tích cực cho thế giới về sức mạnh trong khu vực, cũng như cơ chế thương mại đa phương cởi mở và dựa trên luật lệ", Bộ trưởng nêu rõ.
Đồng thời, Bộ trưởng các nước nhấn mạnh rằng đại dịch Covid-19 đã mang lại những thách thức đáng kể cho sự lưu chuyển các luồng thương mại và đầu tư trong khu vực, đặc biệt đối với các quốc gia tham gia đàm phán RCEP.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee phát biểu: "Sắp tới sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11, chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán vì vậy cần phải đẩy nhanh tiến độ công việc. Tôi kêu gọi mọi người linh hoạt hơn trong việc, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để có thể đảm bảo lễ ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm nay".
Bộ Trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn nhận định: "Hiệp định RCEP giúp đảm bảo hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo an ninh, ổn định các ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng thời, hiệp định này cũng giúp xây dựng nền kinh tế mở, thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế trên toàn cầu".
Hội nghị nhấn mạnh vai trò của RCEP trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới và khu vực.
Theo đó, một lần nữa Bộ trưởng các nước khẳng định việc bỏ ngỏ cánh cửa tham gia đàm phán đối với Ấn Độ, không chỉ vì quốc gia này đã tham gia ngay từ khi khởi động đàm phán RCEP năm 2012, mà còn bởi Ấn Độ có tiềm năng đóng góp vào sự thịnh vượng chung trong khu vực.